Ý xem xét việc cho phép uống thuốc phá thai mà không cần đến bệnh viện
Thứ Tư, 12-08-2020 | 01:08:27
Bộ y tế Ý dự kiến sẽ thông qua đề xuất không cần bắt buộc vào bệnh viện đối với việc sử dụng thuốc phá thai và mở rộng khung thời gian kê đơn.

ĐTC Phanxicô viếng nghĩa trang thai nhi do phá thai ở Roma (ANSA)
Thuốc RU486 được kê đơn để phá thai bằng hóa chất. Việc sử dụng thuốc đã được hợp pháp hóa ở Ý vào năm 2009, và vào năm 2010, các tiêu chuẩn đã được thiết lập yêu cầu phụ nữ phải nhập viện trong ba ngày, trong suốt thời gian sử dụng thuốc.
Sự thay đổi được đề xuất trong bản hướng dẫn sẽ cho phép thuốc được sử dụng tại phòng khám ngoại trú hoặc tại nhà. Bộ Y tế Ý cũng dự kiến sẽ mở rộng khả năng tiếp cận thuốc phá thai sau hai tuần thai, cho phép thuốc này được kê đơn cho đến tuần thứ chín của thai kỳ.
Bà Marina Casini, chủ tịch Phong trào Sự sống nói với Vatican News: “Đây là một việc phá thai thực sự. Nó không thua gì ‘phá thai’ theo phương pháp sử dụng các dụng cụ phẫu thuật”.
Bên cạnh đó, bà Casini còn chỉ ra những rủi ro sức khỏe đáng kể liên quan đến việc phá thai bằng hóa chất, và nói rằng Ý đang “đối mặt với sự tuyên truyền ủng hộ” thuốc phá thai RU486.
Bà Casini cho biết những thay đổi được đề xuất dựa trên ý thức hệ – một nỗ lực để thuyết phục mọi người rằng phá thai là “một việc chẳng thành vấn đề – xét cho cùng, chỉ cần uống một cốc nước là xong – để khiến chúng ta quên rằng việc này là sự huỷ diệt sự sống một con người trong giai đoạn trước khi sinh.”
RU486 là sự phối hợp dùng hai loại thuốc khác nhau cách nhau vài ngày. Mifepristone khiến cơ thể người mẹ ngừng nuôi dưỡng thai nhi; và Misoprostol, dùng sau đó, gây các cơn co thắt và đẩy thai nhi và nhau thai ra khỏi cơ thể người mẹ.
Hiện nay, 2 trong số 10 ca phá thai ở Ý là phá thai bằng hóa chất. Truyền thông Ý lưu ý rằng việc không yêu cầu nhập viện có thể khiến nhiều phụ nữ Ý chọn phá thai bằng hóa chất thay vì phẫu thuật.
Theo một tài liệu từ Hội đồng Y tế Cấp cao, việc bỏ yêu cầu nhập viện cũng nhắm đến lợi ích tiết kiệm chi phí tiềm ẩn của hệ thống y tế.
Bà Casini lên án thái độ này. “Sẽ đỡ tốn kém hơn nhiều khi đưa sản phẩm này cho người phụ nữ và nói: chị tự làm đi. Nó tiết kiệm được giường bệnh, tiền gây mê và thậm chí cả sự đầu tư về con người bác sĩ và nhân viên y tế. Tuy nhiên, việc cắt giảm chi phí tốt đẹp này được thực hiện trên làn da của em bé sắp chào đời và các bà mẹ của chúng”.
Phá thai được hợp pháp hóa ở Ý vào năm 1978 với “Luật 194.” Luật quy định việc phá thai hợp pháp vì bất kỳ lý do gì trong vòng 90 ngày đầu của thai kỳ và sau đó vì những lý do nhất định khi có lời khuyên của bác sĩ. Kể từ khi được hợp pháp hóa, ước tính có hơn 6 triệu trẻ em đã bị phá thai ở Ý.
Giáo hội Công giáo, và Đức Thánh Cha Phanxicô cách riêng, luôn lên án việc phá thai bằng bất kỳ hình thức nào. Gần đây nhất, trong bài giảng Lễ vọng Phục Sinh 2020, Đức Thánh Cha kêu gọi: “Hãy kết thúc việc phá thai và giết hại người vô tội.”
Văn Yên, SJ – Vatican News
Thông tin
Chia sẻ Lời Chúa
Tìm kiếm
Bài giảng- Thánh Lễ
Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
Tin mới
- "Bánh ban sự sống cho thế giới" Suy niệm Lời Chúa - Thứ Ba Tuần III - Mùa Phục Sinh || 20/04/2021
- Sáu đan sĩ Xitô tử Đạo được phong chân phước
- Các lãnh đạo Công giáo Hoa Kỳ và miền Amazon kêu gọi chính phủ bảo vệ rừng nhiệt đới
- Hội đồng Giám mục Brazil lên tiếng bảo vệ sự sống
- UNESCO vinh danh Copernic, Mendel và thánh Têrêsa Hài đồng
- ĐTC Phanxicô (18/4): Nhìn, chạm và ăn - 3 đặc tính của con người
- Thánh tích chân phước Carlo Acutis được rước đến nhiều trường học ở argentina
- Các Giám mục Albania cảnh báo những khó khăn của đất nước trước cuộc bầu cử
- Giáo hội Rwanda và sứ vụ hòa giải trong 27 năm qua
- Một trong số mười người bị bắt cóc tại Haiti đã được trả tự do
- ĐTC tiếp đại diện Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc
- ĐTC Phanxicô: Gặp gỡ Chúa Kitô nơi người nghèo giúp chúng ta phục hồi sức mạnh truyền giáo
- Đức Thánh Cha và miền Capo Delgado, Mozambique
- Tòa Thánh chúc mừng tín đồ Hồi giáo nhân tháng chay tịnh Ramadan
- Tòa Thánh tổ chức Hội nghị quốc tế: Tâm trí, Thân xác và Linh hồn
- Các Giáo hội châu Mỹ Latinh và Caribê chuẩn bị Đại hội Giáo hội
- Nhà thờ Đức Bà Paris hai năm sau trận hỏa hoạn
- Các giám mục Brazil cảm ơn ĐTC đã gần gũi và cảm thương đối với người dân Brazil
- Giáo hội Hàn Quốc phát động chiến dịch chia sẻ vắc-xin cho các nước nghèo
- Các giám mục Congo lo ngại về việc cưỡng bức theo Hồi giáo