Với việc thời hạn hết hiệu lực đã bị ngăn chặn bởi các tòa án, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo đối với DACA?
Thứ Ba, 06-03-2018 | 14:51:37
Mặc dù sự bảo vệ của Chương trình Tạm hoãn Trục xuất Những Người đến Hoa Kỳ Từ Thơ Ấu (DACA) đã không hết hiệu lực vào ngày 5 tháng 3 vừa qua, việc thông qua thời hạn ban đầu đã làm nổi bật số phận không chắc chắn của hơn nửa triệu Dreamers.
DACA là một chương trình dưới thời Tổng thống Obama được tạo ra bởi một sắc lệnh vốn cung cấp giấy phép lao động cũng như việc bảo vệ tạm thời khỏi việc bị trục xuất đối với những người được đưa vào Hoa Kỳ một cách bất hợp pháp từ khi còn là trẻ em và những người đã đăng ký chương trình này, còn được gọi là các Dreamers.
Vào tháng 9 năm 2017, Tổng thống Donald Trump đã tìm cách chấm dứt chương trình này và đồng thời cho Quốc hội thời hạn sáu tháng nhằm hệ thống hóa nhiều khoản trong DACA thành luật. Ngày 5 tháng 3 đã được chỉ định là ngày chấm dứt chương trình ban đầu. Tuy nhiên, Quốc hội đã không thông qua bất kỳ đạo luật nào liên quan đến việc cải cách nhập cư trong thời gian này.
Hai thẩm phán liên bang đã ngăn chặn ngày hết hiệu lực vào ngày 5/3 vừa qua đối với chương trình DACA, và Toà án tối cao đã từ chối việc nghe phản biện trực tiếp từ chính quyền Trump phản đối về quyết định này, có hiệu quả trong việc đẩy vấn đề DACA qua mùa thu.
Mặc dù hướng tới việc chấm dứt chương trình này, các quan chức chính quyền Trump đã cho biết rằng họ sẽ không tìm cách nhắm mục tiêu vào những người thuộc diện DACA đối với việc trục xuất nếu chương trình hết hiệu lực. Tổng thống Donald Trump đã đề xuất một kế hoạch cải cách nhập cư vốn có thể buộc các quy định của DACA phải gia tăng những hạn chế nhập cư hợp pháp và các biện pháp an ninh biên giới, bao gồm việc xây dựng một bức tường biên giới. Kế hoạch này, vốn đã bị chỉ trích bởi phe Dân chủ tại Thượng viện, đã không được thông qua.
Nếu không có một thời hạn xác định nhằm hệ thống hóa DACA thành luật, chúng ta vẫn chưa rõ điều gì sẽ xảy ra với chương trình. CNN gợi ý rằng các nhà lập pháp có thể cố gắng thông qua luật về vấn đề này vào ngày 23 tháng 3, thời hạn tài trợ tiếp theo của chính phủ, nhưng các nguồn tham gia vào quá trình này cho biết rằng một thỏa thuận là một điều chưa chắc chắn. Vào tháng Giêng, chính phủ đã ngưng hoạt động trong gần ba ngày vì vấn đề nhập cư.
Trong những tháng gần đây, các cuộc biểu tình nhằm ủng hộ những người thuộc diện DACA đã diễn ra trên khắp đất nước.
Tuần trước, 40 người đã bị bắt giữ như là một hành vi bất tuân dân sự trong một cuộc biểu tình phản đối do Công giáo lãnh đạo tại một tòa nhà văn phòng Thượng viện. Một trong những người bị bắt giữ cho biết rằng bà đang muống hướng tới việc “nâng cao ý thức đối với các nhà lập pháp của chúng ta” cũng như trạng thái bất động của họ đối với vấn đề cải cách nhập cư.
Đức Tổng Giám mục Jose. H. Gomez Địa phận Los Angeles, phó chủ tịch HĐGM Công giáo Hoa Kỳ, đã từng chỉ trích những nỗ lực nhằm kết hợp việc cải cách nhập cư với vấn đề an ninh biên giới, đồng thời cho biết vào hồi tháng trước rằng quả là “hết sức tàn nhẫn” khi sử dụng những người thuộc diện DACA như là “những lợi điểm để thương lượng”.
“Không còn cách nào để một quốc gia vĩ đại đưa ra chính sách về một lĩnh vực quan trọng như vấn đề nhập cư”, Đức TGM Gomez nói.
Các Giám mục Hoa Kỳ đã cổ võ Ngày quốc gia Cầu nguyện cho Dreamers vào hồi tháng trước, khuyến khích các tín hữu liên hệ với các nhà lập pháp và đồng thời đề nghị họ phải bảo vệ những người thuộc diện DACA.
Đức Giám mục Joe Vásquez Địa phận Austin, Chủ tịch Ủy ban Di dân trực thuộc Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, cho biết rằng các tín hữu tham gia Ngày quốc gia Cầu nguyện cho Dreamers đều “nhận ra rằng việc bảo vệ những người trẻ tuổi này khỏi bị trục xuất chính là một vấn đề liên quan đến sự sống và phẩm giá con người, và một giải pháp lập pháp là hết sức cần thiết để làm cho việc bảo vệ đó được lâu dài”.
“Tôi cũng như các anh em Giám mục của tôi tiếp tục kêu gọi Quốc hội hãy nỗ lực làm việc hướng tới một giải pháp lưỡng đảng và nhân đạo sớm nhất có thể”, Đức Cha Vásquez nói.
Minh Tuệ chuyển ngữ
Thông tin
Chia sẻ Lời Chúa
Tìm kiếm
Bài giảng- Thánh Lễ
Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
Tin mới
- ĐTC Phanxicô gửi thông điệp cho Tổng thống Biden nhân dịp ông nhậm chức
- ĐTC Phanxicô: Chỉ đối thoại không đủ giúp các Kitô hữu hiệp nhất - cần cầu nguyện
- Giám mục Hoa Kỳ mời gọi tín hữu tham gia tuần 9 ngày cầu nguyện cho sự sống
- ĐTC Phanxicô kêu gọi các nước loại bỏ vũ khí hạt nhân
- Các tín hữu Úc được mời gọi hỗ trợ các linh mục trong các khu vực xung đột
- Các giám mục ở Manila muốn ưu tiên vắc-xin cho người nghèo trước các giáo sĩ
- Các Hồng y Ấn Độ thúc giục Thủ tướng mời ĐTC Phanxicô thăm nước này
- Đức cha Antoniazzi: người dân Tunisia đói khát, giới trẻ thất vọng
- 15 tổ chức Công giáo phản đối dùng vũ lực ngăn dòng người Honduras di cư
- ĐTC khuyến khích hàng giáo sĩ Venezuela yêu thương và phục vụ
- Cộng đoàn nữ tu đại kết Grandchamp và Tuần Cầu nguyện cho sự Hiệp nhất Kitô hữu
- Một linh mục Nigeria bị bắt cóc và bị sát hại dã man
- ĐTC Phanxicô đề cao di sản bất bạo động của Martin Luther King
- ĐTC Phanxicô: Lời nói có thể là nụ hôn nhưng cũng có thể là lưỡi dao
- ĐHY Pell hoan nghênh việc đưa phụ nữ vào hội đồng kinh tế của Vatican
- Kitô hữu được mời gọi cầu nguyện trong Tuần Cầu nguyện cho sự Hiêp nhất Ki-tô hữu
- Thánh lễ cầu nguyện cho các gia đình được cử hành ở Cana
- Các tín hữu Philippines cử hành lễ Santo Niño, Chúa Giêsu Hài Đồng
- Giáo hội Anh và xứ Wales cử hành Chúa nhật Hòa bình
- Tổng thống Đài Loan ca ngợi lập trường của ĐTC Phanxicô về nhân quyền