Dòng Chúa Cứu Thế
TỈNH DÒNG CHÚA CỨU THẾ VIỆT NAM chuacuuthe.com
  • Trang Chủ
  • Đức Phanxicô
  • Tin Giáo Hội
    • Hoàn vũ
    • Việt Nam
  • Xã hội
    • Bình luận
    • Phóng sự
    • Tin tức
  • DCCT
    • Các vị thánh
    • Lịch sử
    • Linh đạo
    • Tin tức
  • Suy niệm
  • Học hỏi
    • Kinh Thánh
    • Tín lý
    • Luân lý
    • Bí tích – phụng vụ
    • Giáo huấn xã hội
    • Đời sống thánh hiến
    • Giải đáp thắc mắc
  • Tông đồ
    • Truyền giáo
    • Đại phúc
    • ĐMHCG
    • Giới trẻ
    • Di dân
    • Bác ái
    • Môi trường
    • Giáo xứ DCCT
  • Văn kiện
  • Vòng tròn đồng tâm
    • Bạn đọc viết
    • Tản mạn
    • Từ Facebook
    • Vòng tay nhân ái
  • Videos
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Đức Phanxicô
  • Tin Giáo Hội
    • Hoàn vũ
    • Việt Nam
  • Xã hội
    • Bình luận
    • Phóng sự
    • Tin tức
  • DCCT
    • Các vị thánh
    • Lịch sử
    • Linh đạo
    • Tin tức
  • Suy niệm
  • Học hỏi
    • Kinh Thánh
    • Tín lý
    • Luân lý
    • Bí tích – phụng vụ
    • Giáo huấn xã hội
    • Đời sống thánh hiến
    • Giải đáp thắc mắc
  • Tông đồ
    • Truyền giáo
    • Đại phúc
    • ĐMHCG
    • Giới trẻ
    • Di dân
    • Bác ái
    • Môi trường
    • Giáo xứ DCCT
  • Văn kiện
  • Vòng tròn đồng tâm
    • Bạn đọc viết
    • Tản mạn
    • Từ Facebook
    • Vòng tay nhân ái
  • Videos
No Result
View All Result
Dòng Chúa Cứu Thế
No Result
View All Result
Home Học hỏi Bí tích – phụng vụ

Vẻ đẹp của phụng vụ phục vụ cho việc Phúc âm hóa

Đăng bởi admin
07/03/2022
Chuyên mục: Bí tích – phụng vụ, Học hỏi
0
Vẻ đẹp của phụng vụ phục vụ cho việc Phúc âm hóa

Chân phước Giuseppe Allamano (1851-1926) nói rằng: “Phụng vụ được thực hiện đúng sẽ đem lại những cuộc hoán cải, nếu không nó gây ra những ngăn cản”. Tôi tin rằng cụm từ này rất chân thật và có thể được áp dụng cho thánh nhạc; vì nếu nó được thực hiện đúng sẽ nâng đỡ cho việc cầu nguyện, và nó sẽ ngăn cản người ta cầu nguyện khi không được thực hiện đàng hoàng. Vẻ đẹp của phụng vụ có tầm quan trọng cơ bản mà không bao giờ được phản ánh đầy đủ, bởi vì nó không phụ thuộc vào bất cứ mục đích nào. Đằng sau vẻ đẹp luôn có sự thật, qua đó vẻ đẹp là một cánh cửa.

 

Trong số 35 của Tông huấn Bí tích Tình yêu [Sacramentum Caritatis] Đức Giáo hoàng Bênêđíctô XVI đã khẳng định: “Mối liên hệ giữa mầu nhiệm được tin nhận và được cử hành biểu lộ cách đặc biệt nơi giá trị thần học và phụng vụ của vẻ đẹp. Như đã được chứng minh trong mạc khải Kitô giáo, phụng vụ vốn có mối liên hệ với vẻ đẹp: đó là ánh rạng ngời chân lý (veritatis splendor). Phụng vụ là ánh rạng ngời của mầu nhiệm Vượt qua, trong mầu nhiệm này Đức Kitô lôi kéo chúng ta đến với Người và mời gọi chúng ta hiệp thông. Như thánh Bônaventura nói, trong Chúa Giêsu chúng ta chiêm ngắm vẻ đẹp và ánh rạng ngời tại chính cội nguồn của chúng. Đây không phải là tính thẩm mỹ đơn thuần, nhưng là cách thức cụ thể để chân lý về tình yêu của Thiên Chúa đến với chúng ta, hấp dẫn chúng ta và làm chúng ta hân hoan, khi đưa chúng ta ra khỏi chính mình và hướng chúng ta đến với ơn gọi đích thực của chúng ta: là tình yêu. Ngay trong tạo dựng Thiên Chúa đã để người ta thoáng thấy Ngài qua vẻ đẹp và sự hài hoà của vũ trụ (x. Kn 13,5; Rm 1,19-20). Trong Cựu Ước chúng ta tìm thấy nhiều dấu chỉ về vẻ huy hoàng của quyền năng Thiên Chúa khi Ngài thể hiện vinh quang của Ngài nơi những công trình kỳ diệu giữa dân được tuyển chọn (x. Xh 14; 16,10; 24,12-18; Ds 14,20-23). Trong Tân Ước vẻ đẹp được tỏ hiện cách tuyệt đối trong sự mạc khải Thiên Chúa nơi Đức Giêsu Kitô: Đức Kitô chính là sự tỏ hiện trọn vẹn vinh quang Thiên Chúa. Qua việc tôn vinh Chúa Con, vinh quang của Chúa Cha tỏa sáng và được thông truyền (x. Ga 1,14; 8,54; 12,28; 17,1). Tuy nhiên đây không phải là sự hài hoà về tỷ lệ và hình thức; “Người vô song tuyệt mỹ giữa thế nhân” (Tv 45[44],3), một cách mầu nhiệm, cũng là người “chẳng còn dáng vẻ, chẳng còn oai phong đáng chúng ta ngắm nhìn, dung mạo chẳng còn đáng chúng ta ưa thích” (Is 53,2). Đức Giêsu Kitô cho chúng ta thấy chân lý về tình yêu có thể biến đổi ngay cả mầu nhiệm sự chết đầy đen tối thành ánh sáng phục sinh huy hoàng. Ở đây ánh rạng ngời của vinh quang Thiên Chúa vượt qua tất cả cái đẹp trần gian. Cái đẹp đích thực nhất là tình yêu của Thiên Chúa, Đấng đã mạc khải trọn vẹn chính mình cho chúng ta trong mầu nhiệm Vượt qua.

Vẻ đẹp của phụng vụ là thành phần của mầu nhiệm này; đó là một sự biểu hiện tuyệt vời vinh quang của Thiên Chúa và, theo một nghĩa nào đó, là một thoáng của thiên đàng trên trần gian. Chính việc tưởng niệm hy tế cứu độ chứa đựng những nét đặc trưng của vẻ đẹp mà Thầy Giêsu đã cho Phêrô, Giacôbê và Gioan chứng kiến, khi biến hình trước mắt họ trong cuộc hành trình lên Giêrusalem (x. Mc 9,2). Do đó, vẻ đẹp không phải là một yếu tố dùng để trang hoàng, nhưng chính là một thành phần thiết yếu của hành động phụng vụ, bởi lẽ nó là một thuộc tính của Thiên Chúa và thuộc tính do Ngài mạc khải. Tất cả những điều đó phải làm cho chúng ta ý thức sự quan tâm cần phải có để hành động phụng vụ được rạng rỡ theo đúng bản chất của nó”[1] . Nhưng đáng tiếc những lời trên của Đức Giáo hoàng danh dự Bênêđictô XVI rơi vào trống rỗng.

Như Đức Giáo hoàng đã lưu ý rằng vẻ đẹp không phải là chủ nghĩa thẩm mỹ. Và nếu vẻ đẹp trong phụng vụ không biến đổi được thì các bạn có thể tưởng tượng điều gì tồi tệ có thể xảy ra. Đây là lý do tại sao việc chăm sóc âm nhạc trong phụng vụ luôn là một nhiệm vụ căn bản của các vị mục tử, thay vì giao công việc này cho những nhóm có ý thức hệ thích lèo lái tất cả mọi thứ theo hướng ngày càng xa rời với truyền thống chính yếu.

Điều đáng lặp lại ở đây đó là truyền thống này không phải là quá khứ mà là cội nguồn, nó không đi thụt lùi mà là đi vào chiều sâu. Đây là lý do tại sao trong nhiều thế kỷ, Giáo Hội đã không tiếc các nguồn lực để tôn tạo các nơi thờ phượng, nhằm tô điểm phụng vụ bằng những âm thanh, hương thơm và hình ảnh, là những thứ có thể giúp tất cả các tín hữu bắt đầu lên đường vì vẻ đẹp.

Platon cho rằng “vẻ đẹp là vẻ huy hoàng đích thực”. Chỉ khi quay về với cái đẹp, với cảm thức về hình thể và cả âm thanh, chúng ta mới hy vọng có thể đạt đến được vẻ huy hoàng đích thực.

Linh mục Piero Cantoni (alleanzacattolica.org) nói với chúng ta rằng: “Khi vẻ đẹp bị tách rời khỏi sự nhận biết về hình thể, như thường xảy ra trong mỹ học hiện đại, nó sẽ bị suy giảm sang chiều kích cảm tính và hiện tượng, đánh mất đi mối dây liên kết bản chất nội tại và bất khả phân ly với chân lý và sự thiện. Không quan tâm đến thẩm mỹ sẽ trở nên xa rời chân lý và sự thiện, làm mất đi tính khách quan, một hệ quả tất yếu của việc đánh mất ý thức về bản thể”. Khi vẻ đẹp bước ra khỏi các nhà thờ thì ngay cả chân lý cũng khó có thể bước vào.

Tác giả: Aurelio Porfiri

G. Võ Tá Hoàng chuyển ngữ từ: musicasacra.substack.co

Nguồn: gpquinhon.org

Previous Post

Vì chiến tranh, tượng Chúa Cứu Thế ở Nhà thờ Chính toà Lviv phải di chuyển

Next Post

Chú Giải Tin Mừng – Thứ Ba Tuần I Mùa Chay

Bài tiếp theo
Biết rõ anh em cần gì | Suy Niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần 1 Mùa Chay | 08/03/2022

Chú Giải Tin Mừng - Thứ Ba Tuần I Mùa Chay

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới nhất

Giáo hội Hàn Quốc: Mức tăng tín hữu giảm nhưng ơn gọi truyền giáo vẫn tăng

Giáo hội Hàn Quốc: Mức tăng tín hữu giảm nhưng ơn gọi truyền giáo vẫn tăng

03/05/2022
Giáo hội tìm cách giúp đỡ nhân đạo: Người Haiti tại biên giới Mexico-Hoa Kỳ;

Giáo hội tìm cách giúp đỡ nhân đạo: Người Haiti tại biên giới Mexico-Hoa Kỳ;

03/05/2022
Nhân tháng hoa kính Đức Mẹ

Nhân tháng hoa kính Đức Mẹ

02/05/2022
ĐHY Kurk Koch: Kitô hữu không thể ủng hộ chiến tranh nhân danh Thiên Chúa

Toà Thánh gửi sứ điệp lễ Phật Đản 2022

02/05/2022

Bài viết nổi bật

  • Lời cầu nguyện cho hòa bình thế giới

    Lời cầu nguyện cho hòa bình thế giới

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Các Bài Suy Niệm Chúa Nhật II Mùa Chay C (Nhiều tác giả) 13/03/2022

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Thông Báo: Thứ Tư Lễ Tro (02/03/2022) – Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Tôi sẽ vun xới | Suy Niệm Lời Chúa, Chúa Nhật Tuần 3 Mùa Chay | 20/03/2022

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Tại sao từ “Amen” không được đọc sau Kinh Lạy Cha trong Thánh Lễ?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Liên kết

  • Vatican
  • HĐGM Việt Nam
  • CSsR
  • Đức Mẹ TV
  • TTMV DCCT
  • Nhà sách Đức Mẹ
  • Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
  • Giáo Xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp

Bản quyền thuộc về Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam

Liên hệ: chuacuuthe1732@gmail.com

  • Trang chủ
  • Đức Phanxicô
  • Tin Giáo Hội
  • Xã hội
  • DCCT
  • Suy niệm
  • Học hỏi
  • Tông đồ
  • Văn kiện
  • Vòng tròn đồng tâm
  • Videos

© 2015 Chúa Cứu Thế

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Đức Phanxicô
  • Tin Giáo Hội
    • Hoàn vũ
    • Việt Nam
  • Xã hội
    • Bình luận
    • Phóng sự
    • Tin tức
  • DCCT
    • Các vị thánh
    • Lịch sử
    • Linh đạo
    • Tin tức
  • Suy niệm
  • Học hỏi
    • Kinh Thánh
    • Tín lý
    • Luân lý
    • Bí tích – phụng vụ
    • Giáo huấn xã hội
    • Đời sống thánh hiến
    • Giải đáp thắc mắc
  • Tông đồ
    • Truyền giáo
    • Đại phúc
    • ĐMHCG
    • Giới trẻ
    • Di dân
    • Bác ái
    • Môi trường
    • Giáo xứ DCCT
  • Văn kiện
  • Vòng tròn đồng tâm
    • Bạn đọc viết
    • Tản mạn
    • Từ Facebook
    • Vòng tay nhân ái
  • Videos

© 2015 Chúa Cứu Thế