Văn phòng Nhân quyền LHQ lên án việc chia tách các gia đình tại biên giới Hoa Kỳ
Thứ Sáu, 08-06-2018 | 15:11:14
Maria đã từng là nạn nhân của nạn buôn bán tình dục và lạm dụng bởi một băng đảng địa phương khi cô trốn khỏi Guatemala. Mang theo đứa con trai 3 tuổi của mình, Jose, cô đã đi bộ đến biên giới Hoa Kỳ để tìm kiếm tị nạn tại đây.
Nhưng khi cô đến biên giới Mỹ-Mexico vào tháng 12 năm 2017, cô đã bị Hải quan và Bảo vệ Biên giới bắt giữ. Các cơ quan đã tách biệt cô với đứa con trai của mình, người đã được quy tụ lại cùng với “các trẻ vị thành niên không có thân nhân đi cùng” bởi Văn phòng Tái định cư tị nạn, trong khi Maria bị chuyển đến trại giam giữ dành cho người lớn.
Câu chuyện của Maria, như đã được thuật lại bởi Dịch vụ Di dân và Tị nạn thuộc Hội đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ, không phải là duy nhất.
Ít nhất 700 trẻ em di dân đã bị chia tách ra khỏi những người lớn tự xưng là cha mẹ của chúng kể từ tháng 10 năm 2017, theo dữ liệu từ Văn phòng Tái định cư tị nạn, nơi canh giữ trẻ em. Hơn 100 trong số những trẻ em này đều dưới 4 tuổi.
Katie Kuennen là phó giám đốc các dịch vụ dành cho trẻ em thuộc Dịch vụ di dân và tị nạn của các Giám mục Hoa Kỳ, nơi điều hành chỗ trú ẩn cho các trẻ em không có thân nhân đi cùng ở Texas.
“Phần lớn trẻ em đến với các chương trình cư trú của chúng ta đều đang phải trải qua những chấn thương của việc chia tách gia đình”, bà Kuennen, người đã quan sát thấy sự gia tăng số lượng các gia đình bị chia tách ở biên giới trong những tháng gần đây, cho biết.
“Chúng tôi biết được điều này từ công việc của chúng tôi ở đây đối với vấn đề phúc lợi trẻ em và công tác xã hội mà tác động của một sự chia tách như vậy … có thể trở nên cực kỳ tàn phá cả về mặt phát triển cũng như mặt tâm lý đối với trẻ em”, bà Kuennen giải thích trong một hội thảo trực tuyến về vấn đề chia tách gia đình vào ngày 30 tháng Năm.
Vào ngày 5 tháng 6, văn phòng nhân quyền Liên Hợp Quốc đã lên án việc Hoa Kỳ tách trẻ em di dân khỏi cha mẹ của chúng tại khu vực biên giới là “vi phạm nghiêm trọng đối với các quyền của đứa trẻ”.
“Việc thực hiện chia tách các gia đình dẫn đến một sự can thiệp chuyên quyền và bất hợp pháp đối với đời sống gia đình”, phát ngôn viên LHQ Ravina Shamdasani, người đã kêu gọi Hoa Kỳ cần phải “ngay lập tức chấm dứt hành động chia tách các gia đình này”, cho biết.
Trước sự lên án của LHQ, các giám mục Hoa Kỳ cũng đã đưa ra tuyên bố vào ngày 1 tháng Sáu, kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ phải giữ cho các gia đình di dân được ở bên cạnh nhau.
“Tôi cùng với các anh em giám mục đều nhận thức được sự cần thiết đối với vấn đề an ninh biên giới và đất nước của chúng ta, nhưng việc chia tách các gia đình tại biên giới Hoa Kỳ và Mexico không làm giảm những lo ngại đối với vấn đề an ninh”, Giám mục Joe S. Vásquez Địa phận Austin viết.
“Việc vứt bỏ mối liên hệ giữa cha mẹ và con cái gây ra sự chấn thương đã được khoa học chứng minh vốn thường dẫn đến những vết sẹo về mặt tình cảm không thể khắc phục”, Đức Giám mục Vasquez, chủ tịch ủy ban di dân của giám mục Hoa Kỳ, tiếp tục.
“Trẻ em không phải là những công cụ ngăn chặn nhưng là một sự chúc lành từ Thiên Chúa”, Đức Cha Vasquez nói.
Vào ngày 4 tháng Năm, Bộ An ninh Nội địa bắt đầu bàn giao tất cả những người băng qua biên giới bất hợp pháp cho Bộ Tư pháp để tiến hành truy tố hình sự.
“Chính sách không khoan nhượng” này được thực hiện để phản ứng lại với một báo cáo rằng đã có sự gia tăng 203 phần trăm tại các giao lộ biên giới trái phép trong năm qua. Đa số những người đến biên giới Hoa Kỳ đã chạy trốn khỏi các quốc gia như Honduras, Guatemala và El Salvador, theo Liên Hợp Quốc.
Mục tiêu của chính sách là truy tố 100% những người vượt biên một cách bất hợp pháp, Melissa Hastings, cố vấn chính sách của Dịch vụ di dân và tị nạn của các giám mục Mỹ, cho biết.
Trong khi những người lớn trên 18 tuổi đang chờ khởi tố tại các trại giam giữ của Cảnh sát Tư pháp Hoa Kỳ, bất kỳ trẻ em nào đi cùng họ sẽ được chỉ định là “không có thân nhân đi cùng” và được chuyển đến Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh.
Chính sách “không có bất kỳ trường hợp ngoại lệ nào đối với các gia đình đang đến và sẵn sàng trở thành các nhân tuần tra bảo vệ biên giớ tìm kiếm sự bảo vệ” bằng cách xin tị nạn hợp pháp, bà Hastings nói.
“Trong phần lớn những trường hợp này, Hải quan và Bảo vệ Biên giới chưa bao giờ hỏi cha mẹ về việc liệu họ có thể xác minh mối quan hệ tại thời điểm bị bắt giữ hay không”, bà Kuennen cho biết thêm, người cho biết rằng cha mẹ không được yêu cầu cung cấp tài liệu hoặc bằng chứng về quan hệ họ hàng trước khi bị chia tách.
Khi một đứa trẻ bị chia tách và cha mẹ của chúng bị giam giữ, bà Kuennen nhận thấy rằng quả thực hết sức khó khăn để tạo điều kiện giao tiếp giữa các thành viên trong gia đình bởi vì những nơi trú ẩn chăm sóc trẻ em phải xác định nơi cha mẹ bị giam giữ và thiết lập liên lạc.
“Gần đây chúng tôi đã tiếp nhận một bé gí 5 tuổi đến từ El Salvador, người đã bị tách khỏi mẹ ruột của mình. Trong trường hợp đặc biệt này, phải mất hơn 30 ngày để thiết lập liên lạc ban đầu với người mẹ”, bà Kuennen cho biết, đồng thời lưu ý rằng đứa trẻ đã bị tổn thương hết sức nặng nề bởi sự tách biệt ban đầu.
“Chúng tôi cũng đã nghe một số trường hợp về những trẻ em còn nhỏ xíu, những đứa trẻ sơ sinh, những đứa trẻ vẫn còn đang bú mẹ đã đã tách ra khỏi cha mẹ và người chăm sóc của chúng”, bà Kuennen nói.
Đối với trẻ em, sự tách biệt đau thương này có thể dẫn đến những hậu quả sức khỏe thể chất và tinh thần lâu dài, theo Viện Nhi khoa Hoa Kỳ, vốn đã đưa ra một tuyên bố lên án hành động chia tách các gia đình này vào hồi tháng Năm.
“Những kinh nghiệm căng thẳng ghê gớm, như việc chia tách các gia đình, có thể gây ra một sự tổn hại không thể khắc phục, làm gián đoạn kiến trúc não của trẻ và ảnh hưởng đến sức khỏe ngắn hạn và dài hạn của trẻ. Đây là hình thức tiếp xúc kéo dài với stress nghiêm trọng – được gọi là stress nguy hiểm độc hại – có thể mang lại những hậu quả kéo dài suốt đời đối với trẻ em”, Viện nhi khoa cảnh báo.
Ngoài ra còn có một vấn đề về hiệu quả tư pháp, Ashley Feasley, giám đốc chính sách của Dịch vụ di dân và tị nạn của các giám mục Hoa Kỳ, cho biết thêm.
Trước đây, một người mẹ có thể yêu cầu con cái mình làm dẫn xuất về một đơn xin tị nạn và yêu cầu của tòa án. Chính sách chia tách các gia đình buộc mỗi cá nhân phải có yêu cầu riêng của họ, làm nảy sinh án lệ tòa án vào thời điểm khi mà “hệ thống di trú tư pháp của chúng ta đã bị tàn phá”, bà Feasley nói.
Bà khuyến khích người Công giáo giúp đỡ bằng cách liên lạc với Quốc hội, tình nguyện với những người nhập cư thông qua các tổ chức từ thiện Công giáo địa phương, hoặc thậm chí tình nguyện nuôi dưỡng một đứa trẻ bị chia tách hoặc không có người thân đi cùng.
“Hiện tại, trong giai đoạn mở đầu này, đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ của DHS và thực tế rằng Quốc hội có vai trò giám sát khiêm tốn nhưng quan trọng, chúng tôi thực sự thúc giục Quốc hội đẩy lùi vấn đề này vào thời điểm này”, bà nói. “Chúng tôi nghĩ rằng điều này là vô cùng quan trọng”.
Minh Tuệ chuyển ngữ
Thông tin
Chia sẻ Lời Chúa
Tìm kiếm
Bài giảng- Thánh Lễ
Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
Tin mới
- ĐTC Phanxicô gửi thông điệp cho Tổng thống Biden nhân dịp ông nhậm chức
- ĐTC Phanxicô: Chỉ đối thoại không đủ giúp các Kitô hữu hiệp nhất - cần cầu nguyện
- Giám mục Hoa Kỳ mời gọi tín hữu tham gia tuần 9 ngày cầu nguyện cho sự sống
- ĐTC Phanxicô kêu gọi các nước loại bỏ vũ khí hạt nhân
- Các tín hữu Úc được mời gọi hỗ trợ các linh mục trong các khu vực xung đột
- Các giám mục ở Manila muốn ưu tiên vắc-xin cho người nghèo trước các giáo sĩ
- Các Hồng y Ấn Độ thúc giục Thủ tướng mời ĐTC Phanxicô thăm nước này
- Đức cha Antoniazzi: người dân Tunisia đói khát, giới trẻ thất vọng
- 15 tổ chức Công giáo phản đối dùng vũ lực ngăn dòng người Honduras di cư
- ĐTC khuyến khích hàng giáo sĩ Venezuela yêu thương và phục vụ
- Cộng đoàn nữ tu đại kết Grandchamp và Tuần Cầu nguyện cho sự Hiệp nhất Kitô hữu
- Một linh mục Nigeria bị bắt cóc và bị sát hại dã man
- ĐTC Phanxicô đề cao di sản bất bạo động của Martin Luther King
- ĐTC Phanxicô: Lời nói có thể là nụ hôn nhưng cũng có thể là lưỡi dao
- ĐHY Pell hoan nghênh việc đưa phụ nữ vào hội đồng kinh tế của Vatican
- Kitô hữu được mời gọi cầu nguyện trong Tuần Cầu nguyện cho sự Hiêp nhất Ki-tô hữu
- Thánh lễ cầu nguyện cho các gia đình được cử hành ở Cana
- Các tín hữu Philippines cử hành lễ Santo Niño, Chúa Giêsu Hài Đồng
- Giáo hội Anh và xứ Wales cử hành Chúa nhật Hòa bình
- Tổng thống Đài Loan ca ngợi lập trường của ĐTC Phanxicô về nhân quyền