Trung tâm Razumkov: Giáo Hội bị suy giảm thẩm quyền luân lý tại Ukraina
Thứ Ba, 30-05-2017 | 17:10:08
Tại Kiev, hôm 24 tháng 5 vừa qua, Trung tâm nghiên cứu Razumkov tổ chức một hội nghị. Tổ chức ‘The Sociological Service’ đã trình bày một nghiên cứu mới về tình hình tôn giáo tại Ukraina, được thực hiện vào ngày 3/3 đến 9/3 năm 2017.
Theo ông Mykhailo Mishchenko – phó giám đốc trung tâm Razumkov, “Giáo Hội, một lần nữa, là một tổ chức lãnh đạo có quyền lực được công chúng tin cậy”. Thực tế, 63% những người được hỏi tin tưởng vào Giáo Hội, mặc dù con số này không trùng khớp với các dữ liệu về thẩm quyền luân lý của Giáo Hội. Chỉ có 42% xem Giáo Hội là một tổ chức có thẩm quyền về luân lý, trong khi gần 39% không đồng ý với luận điểm này.
Thái độ phổ biến đối với các giáo phái thì hoặc là tích cực hoặc là thờ ơ, mặc dù một tỷ lệ đáng kể (15-20%) cho thấy một thái độ tiêu cực đối với các Giáo hội Tin lành và Ân Tứ, Hồi giáo và Do thái giáo. Số người được hỏi cho rằng mức độ tự do lương tâm giảm tại Ukraina, hiện đã giảm sút. Chỉ có 15% tin rằng chính phủ đối đãi với tất cả các Giáo Hội đều như nhau. Sứ mạng xã hội của Giáo Hội hiện đang ngày càng được xã hội nhờ cậy đến.
Thật thú vị, Giáo Hội được xem là một cơ quan có thẩm quyền về luân lý tuyệt đối chiếm ưu thế tại các khu vực phía Tây Ukraina (chiếm 68,2%). Bên cạnh đó, hơn một nửa cư dân các khu vực phía Đông (chiếm 52,9%) và phía Nam (chiếm 54,4%) nước này không xem Giáo Hội như là một tổ chức có thẩm quyền về luân lý.
Nhận định về những dữ liệu mới, linh mục George Kovalenko – Viện Đại học Mở Chính thống, đã bày tỏ mối quan ngại đối với những con số mới. “Tình hình quả là đáng lo ngại nếu như Giáo Hội đánh mất thẩm quyền về luân lý của mình”, linh mục Kovalenko nói. Ngoài ra, những con số trong nghiên cứu chỉ ra rằng thái độ của tín hữu các toonn giáo khác đối với Chính thống giáo có phần tốt hơn so với thái độ của Chính thống giáo đối với các tín hữu khác. “Chúng ta không thể không lo lắng về xu hướng gia tăng thái độ tiêu cực đối với các tôn giáo khác”, linh mục Kovalenko nói. Linh mục Kovalenko cũng đã đề xuất các phương pháp nhằm giải quyết vấn đề. Theo ngài, chính yếu là việc giáo dục và đối thoại với các tôn giáo khác. Đây là điều mà Viện Đại học Mở Chính thống của ngài đang nỗ lực – đối thoại thường xuyên, thẳng thắn và chân thành với các tôn giáo khác. Linh mục Kovalenko lưu tâm đến sự hiện diện của một số lượng lớn những người có thái độ thờ ơ với những người khác như là một hội chứng hết sức nguy hiểm. Linh mục Kovalenko tin rằng tình hình sẽ trở nên tích cực hơn khi chú tâm vào việc chủ động làm sáng tỏ hơn là vào việc biện giải.
Có 2016 người dân Ukraina đã được khảo sát. Biên độ sai sót không vượt quá 2,3%. Cuộc nghiên cứu được tiến hành tại vùng phụ cận Crimea và một số khu vực chiếm đóng của Donetsk và Luhansk.
M.T.
Thông tin
Chia sẻ Lời Chúa
Tìm kiếm
Bài giảng- Thánh Lễ
Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
Tin mới
- "Đem tất cả những thứ này ra khỏi đây!" Suy niệm Lời Chúa - Chúa Nhật Tuần 3 Mùa Chay || 07/03/2021
- "Đền thờ là thân thể Người" Suy niệm Lời Chúa - Chúa Nhật Tuần 3 Mùa Chay || 07/03/2021
- Tông du Iraq: Diễn văn (3) trong cuộc gặp gỡ liên tôn tại Ur
- Tông du Iraq: ĐTC cầu nguyện với các tôn giáo cùng tổ phụ Ápraham tại quê hương tổ phụ
- Tông du Iraq: Gặp gỡ riêng với Đại Ayatollah Al-Sistani
- Tông du Iraq: Gặp gỡ các giám mục, linh mục, tu sĩ, giáo lý viên
- "Ăn mừng" Suy niệm Lời Chúa - Thứ Bảy Tuần 2 Mùa Chay || 05/03/2021
- Thứ Bảy Tuần 2 Mùa Chay - Suy Niệm Tin Mừng: Lc 15, 1-3. 11-32
- ĐTC gặp gỡ chính quyền, đại diện xã hội dân sự và ngoại giao đoàn
- Tổng thống Iraq chào đón ĐTC Phanxicô
- ĐTC Phanxicô đến phi trường Baghdad và được Thủ tướng Iraq chào đón
- ĐTC Phanxicô lên đường viếng thăm Iraq
- ĐTC Phanxicô đến đền thờ Đức Bà Cả cầu nguyện cho chuyến tông du Iraq
- Các tổ chức tôn giáo đang hoạt động ở Iraq chào đón ĐTC thăm nước này
- "Sinh hoa lợi" Suy niệm Lời Chúa - Thứ Sáu Tuần 2 Mùa Chay || 05/03/2021
- ĐTC Phanxicô hoan nghênh việc dịch Thông điệp “Tất cả anh em” sang tiếng Nga
- Sứ điệp ĐTC gửi nhân dân Iraq trước chuyến viếng thăm nước này
- Phỏng vấn ĐHY Pietro Parolin về chuyến viếng thăm Iraq của ĐTC
- Các tổ chức tôn giáo đang hoạt động ở Iraq chào đón ĐTC thăm nước này
- Sau 4.000 năm, thành Ur, quê hương tổ phụ Abraham, được chiếu sáng