Tôi đã sợ bị cho là “phản động”, nhưng nỗi đau dân tộc lớn hơn
Thứ Tư, 11-05-2016 | 15:34:53
Những lời xuất phát từ trái tim của một bạn sinh viên Hà Nội lần đầu xuống đường cùng đồng bào biểu tình “bảo vệ môi trường, phản đối cường quyền tiếp tay, bao che cho hành vi đầu độc môi trường biển” trong 2 tuần lễ vừa qua.
“Thú thực, nếu nói không hề run sợ là tôi đang nói dối. Tôi đã rất sợ… Nhưng không, có một nỗi sợ còn lớn gấp vạn lần khiến tôi không thể thờ ơ và đặt mình ngoài cuộc được nữa: đất nước Việt Nam sẽ lụi tàn, những thế hệ mai sau sẽ phải làm nô lệ cho ngoại bang”, cô gái nhận diện.
Cá biển miền Trung chết hàng loạt làm hàng triệu người ngư dân rơi vào cảnh khốn cùng, không còn kế sinh nhai, con cái họ lo sợ sẽ phải nghỉ học vì không có tiền đóng học phí… Người dân mọi miền đất nước lo lắng và phẫn nộ. Lo lắng vì môi sinh đang bị tàn phá nặng nề khiến tính mạng con người bị đe dọa vì bệnh tật. Phẫn nộ vì thái độ trơ trẽn của kẻ thủ ác cùng sự im lặng, đớn hèn, thậm chí bao che cho cái ác của nhà cầm quyền. Chỉ còn lại người dân với nỗi đau tột cùng, họ đã xuống đường biểu tình, để lên tiếng đòi lại quyền được sống trong môi trường trong lành, quyền được bảo vệ cuộc sống của mình và của con cái mình.
Trước đây, thi thoảng tôi vẫn thấy các cuộc biểu tình diễn ra trên đất nước Việt Nam mình. Tôi đã muốn tham gia, nhưng những cảnh cáo răn đe “phản động đứng phía sau” khiến tôi run sợ và chùn bước. Tôi chỉ là một cô sinh viên bé nhỏ, còn đang học hành dang dở và cả một tương lai phía trước. Tôi không thể không lo nghĩ về những điều đó.
Lần này thì khác, tôi nhận ra rằng cái thói ích kỷ và suy nghĩ nhỏ hẹp đó sẽ không bảo vệ được cuộc sống của mình, nếu không muốn nói là đã đồng lõa với cái ác. Chưa bao giờ lòng ái quốc lại mãnh liệt trong tôi như vậy, chưa bao giờ tôi thấy mạnh mẽ đến vậy, tôi biết rằng đã đến lúc phải can đảm đứng dậy và đi. Tôi đã cố ru ngủ bản thân và để nỗi sợ hãi thống trị quá lâu rồi.
Lần đầu tiên, tôi quyết tâm xuống đường tham gia cùng đoàn biểu tình ôn hòa trong các ngày 1 và 8/5 tại Hà Nội. Thú thực, nếu tôi nói tôi không hề run sợ là tôi đang nói dối. Tôi đã rất sợ, sợ cho công việc, tương lai của mình sẽ bị cản trở, sợ mình cũng bị đòn vọt, lao tù như những người tôi từng thấy. Trước đó, khi biết tôi có ý định đi biểu tình, bạn bè thân thiết ai cũng tỏ ra e ngại và khuyên nên cân nhắc kỹ càng. Nhưng không, có một nỗi sợ còn lớn gấp vạn lần khiến tôi không thể thờ ơ và đặt mình ngoài cuộc thêm nữa: đất nước Việt Nam sẽ bị lụi tàn, những thế hệ con cháu mai sau sẽ phải làm nô lệ cho ngoại bang, môi trường đang bị hủy diệt và bệnh tật tràn lan… Nỗi đau ấy quá lớn và dằn vặt tôi luôn! Nên tôi biết mình phải đi, phải tỉnh cơn mê và can đảm lên tiếng ngăn chặn những hành động bán rẻ quê hương tôi.

Những công dân nhỏ tuổi nhất bị đánh đập khi tham gia cuộc biểu tình bảo vệ môi trường ngày 8/5 tại Hà Nội. Các em là “phản động”, là “thế lực thù địch”?
Tôi cũng biết, rồi tôi và chúng tôi sẽ bị cho là “phản động”, là “bị thế lực thù địch” kích động, lôi kéo, lợi dụng làm mất ổn định chính trị, xã hội. Nhưng nhìn lại đi, chúng tôi đi bộ trong ôn hòa, không cuốc xẻng gậy gộc, chúng tôi chỉ hô vang những biểu ngữ để mọi người dân Việt Nam còn lương tri biết và thức tỉnh.
Sao lạo gọi chúng tôi là “phản động”? Khi đau nỗi đau của đồng bào, dân tộc, chẳng lẽ khi lên tiếng đòi công bằng và quyền sống thì lập tức trở thành “phản động” ư?
Tại sao những người có trách nhiệm hưởng lương bằng tiền thuế của dân, lại im lặng làm ngơ trước nỗi đau ấy? Tại sao ra sức lấp liếm sự thật, bảo vệ cho kẻ thủ ác giết chết môi trường? Tại sao lại hung hãn đánh đập người dân chỉ muốn thể hiện chính kiến một cách ôn hòa? Tại sao lại tàn nhẫn và phi lý với đồng bào mình đến vậy?
Xin để đừng đặt để từ “phản động” cho hành động yêu nước một cách lố bịch nữa! Khi tham gia biểu tình cùng mọi người, tôi đã được chứng kiến sự yêu thương, bảo vệ nhau của từng người dân. Thật tuyệt vời biết bao, tình yêu quê hương, dân tộc đã gắn kết những con người không quen biết nên keo sơn một nhà. Cường quyền hung ác cũng không thể cản bước chân họ được nữa. Đến giờ, tôi mới thấy nhận định lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần bất khuất của người dân Việt Nam đúng là vũ khí lợi hại nhất bảo vệ quê hương. Điều mà trước đây tôi còn hồ nghi trong lịch sử chống ngoại xâm phương Bắc của ông cha ta.
Tôi tin rằng, sẽ ngày càng có nhiều người đi tìm và nhận biết sự thật. Nhờ đó có được chọn lựa đúng đắn trước trách nhiệm với đất nước, cũng như cuộc sống của chính mình. Mỗi người hãy can đảm hành động theo sự thật, xứng đáng với bao thế hệ đi trước và mai sau.
Thùy Dung(22 tuổi, sinh viên tại Hà Nội)
Tags: biểu tình, cá chết hàng loạt, khủng hoảng Vũng Áng, phản động, thế lực thù địch
Thông tin
Chia sẻ Lời Chúa
Tìm kiếm
Bài giảng- Thánh Lễ
Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
Tin mới
- Các giám mục Philippines ban hành các quy tắc hướng dẫn cử hành thứ Tư lễ Tro
- Các giám mục Hoa Kỳ kêu gọi Tổng thống Biden loại bỏ quyền phá thai
- Kinh Truyền Tin 24/1: Thời gian đón nhận ơn cứu độ thì ngắn ngủi
- Chúa Nhật Lời Chúa (24/1): Chúa nói về điều gì và Chúa nói với ai?
- ĐTC Phanxicô Lại bị đau thần kinh tọa, không chủ sự các nghi lễ
- Chứng từ của cha Piero Cesco trong những ngày điều trị Covid-19 tại bệnh viện
- Thánh lễ truyền chức Phó Tế thầy Giuse Lê Thanh Huấn và G.B Nguyễn Thành Huyên DCCT VN tại Texas, USA
- Giấc mơ đại kết chưa tròn
- Sứ điệp của ĐTC Phanxicô nhân Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội năm 2021
- ĐTC công bố Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội lần thứ 55
- Hàn Lâm viện về Sự sống cảnh báo những tiêu cực trong sản xuất và phân phối vắc-xin
- Án phong chân phước cho nhà khoa học khám phá hội chứng Down đang tiến triển
- ĐHY Hollerich: Dự luật của Đan Mạch yêu cầu dịch các bài giảng là đe dọa tự do tôn giáo
- Các giám mục Hiroshima và Nagasaki ủng hộ hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân
- 🔴Thánh lễ trực tuyến: Chúa Nhật Tuần III - Mùa Thường Niên | 24/01/2021 - Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
- Cuộc trò chuyện với ĐTC Phanxicô về các nhân đức và thói xấu
- ĐTC lên án các vụ đánh bom tự sát ở Iraq và cầu nguyện cho các nhân
- Các giám mục Anh yêu cầu không chấm dứt hỗ trợ sự sống cho bệnh nhân Ba Lan đang hôn mê
- Cha Rodrigue Sanon, mất tích ở Burkina Faso, được tìm thấy đã chết
- ĐTC tặng vắc xin cho người vô gia cư