Toà Thánh với LHQ: ‘Đừng bỏ quên những trẻ em đang đau khổ bởi cảnh chiến tranh và ly tán’
Thứ Sáu, 13-10-2017 | 17:03:55
Các cuộc xung đột vũ trang đã đưa đến “những hình thức bạo lực khắc nghiệt và nguy hiểm nhất đối với trẻ em” và thế giới cần phải hành động để hỗ trợ các nạn nhân trẻ của nạn bạo lực cũng như tất cả những trẻ em không có thân nhân đi cùng trên toàn thế giới, Toà Thánh tuyên bố tại Liên Hợp Quốc.
“Chưa từng bao giờ trong ký ức gần đây lại có vô số trẻ em trở thành đối tượng của tình trạng bạo lực tàn bạo như vậy: trẻ em được sử dụng làm binh lính, những kẻ đánh bom tự sát, nô lệ tình dục, và những người thu thập thông tin dùng một lần trong các hoạt động quân sự nguy hiểm nhất”, Đức TGM Bernardito Auza than thở. “Việc cố ý hủy hoại các trường học và bệnh viện của chúng bất chấp không đếm xỉa đến luật nhân đạo quốc tế đã trở thành một chiến lược của chiến tranh”.
Đức Tổng Giám mục Auza, Sứ Thần Tòa Thánh dẫn đầu phái đoàn quan sát viên thường trực của Toà Thánh tại Liên hợp quốc, đã phát biểu hôm 10/10 vừa qua với Ủy ban Các vấn đề Xã hội, Nhân đạo và Văn hoá của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, còn được gọi là Ủy ban thứ ba. Đức TGM Bernardito Auza đã phát biểu về việc thúc đẩy và bảo vệ các quyền trẻ em.
Tòa Thánh và Giáo hội Công giáo đã nỗ lực làm việc với LHQ và các tổ chức khác chống lại việc sử dụng trẻ em làm chiến binh cũng như tình trạng bạo lực đối với trẻ em. Tất cả đã cùng nhau hướng tới việc giúp làm xoa dịu sự đau khổ và “cùng đồng hành với tất cả mọi trẻ em trên con đường hướng tới việc phục hồi tính nguyên vẹn với các gia đình của chúng và toàn thể xã hội”.
“Trẻ em trước hết chính là những con người với đầy đủ tất cả mọi quyền cơ bản của mình”, Đức TGM Auza nói. “Chúng không thể bị bỏ lại như những người không có bất kì tiếng nói nào và không được ai biết đến.
Những quyền lợi tốt nhất của chúng phải được công nhận và tôn trọng. Việc bảo vệ và hội nhập của chúng phải là mối bận tâm hàng đầu đối với tất cả mọi người”.
Đức TGM Auza đã trích dẫn một sự gia tăng 500 phần trăm số trẻ em tị nạn không có người thân đi cùng và các trẻ em di dân từ con số 66.000 vào năm 2010 lên đến ít nhất 300.000 người vào năm 2016. Tỷ lệ trẻ em trong số những người di cư và tị nạn đang ngàu càng gia tăng.
“Khoảng 535 triệu trẻ em sống ở các quốc gia bị ảnh hưởng bởi các cuộc xung đột, các cuộc bách hại sắc tộc hay tôn giáo, bạo lực, thiên tai và cảnh đói nghèo cùng cực”, Đức TGM Auza cho biết. “Hàng triệu những đứa trẻ tuyệt vọng đang tìm cách trốn khỏi các quốc gia của chúng mà không có sự bảo vệ từ những người thân trong gia đình. Cha mẹ chúng bị buộc phải chứng kiến cảnh con cái của họ phải rời xa mà không có sự hiện diện của mình, hy vọng rằng sau một cuộc hành trình đầy nguy hiểm, chúng sẽ được chào đón và bảo vệ ở đâu đó”.
Những đứa trẻ không có thân nhân đi cùng nằm trong tổng số 250 triệu người nhập cư đã vượt qua các khu vực biên giới quốc tế, và 65 triệu trẻ em trong số này là những người tị nạn.
“Họ đã phải chạy trốn khỏi các quốc gia của mình trong tuyệt vọng để có thể tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn từ những cuộc bách hại cũng như các vụ xung đột bạo lực”, Đức TGM Auza cho biết. “Họ đã bỏ lại những vùng đất đã từng hết sức màu mỡ hiện đang biến thành những hoang mạc, hoặc đơn giản là họ muốn có được một cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân mình cũng như cho những người thân yêu, đặc biệt là cho con cái của họ”.
Đức TGM Auza đã thuật lại sự cương quyết của ĐTC Phanxicô về tầm quan trọng của Công ước về Quyền Trẻ em nhằm cung cấp cơ sở cho việc bảo vệ những người nhập cư trẻ em khỏi nạn vô gia cư và tình trạng bị bóc lột. Các nghĩa vụ pháp lý của nó đối với các quốc gia tuân thủ nó không thể bị bỏ qua một cách tùy tiện.
Các nghĩa vụ pháp lý này bao gồm các biện pháp chẳng hạn như việc nhận dạng và đăng ký thích hợp cho trẻ em, việc quyết định người giám hộ, và các quyền đối với giáo dục và chăm sóc sức khoẻ.
Những nỗ lực cụ thể để bảo vệ các trẻ em di dân bao gồm việc truy tìm và giúp chúng được đoàn tụ gia đình, giáo dục và các chương trình dài hạn khác. Đã có những nỗ lực vận động các trẻ em di dân ở các trường học cũng như các giáo xứ. Nhiều nỗ lực cũng đã tập trung vào các nguyên nhân gốc rễ đối với vấn đề di cư ở trẻ em.
“Tòa Thánh và Giáo hội Công giáo trên toàn thế giới luôn luôn cố gắng chào đón, bảo vệ, khuyến khích và hội nhập những người phải chạy trốn khỏi những điều kiện bất lợi, đặc biệt là trẻ em, những người dễ bị tổn thương nhất”, Đức TGM Auza nhấn mạnh.
Minh Tuệ chuyển ngữ
Thông tin
Chia sẻ Lời Chúa
Tìm kiếm
Bài giảng- Thánh Lễ
Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
Tin mới
- Bộ Đời Sống Thánh Hiến: Thư gửi tất cả những người sống đời thánh hiến 2021
- Một linh mục Philippines bị giết hại tại Mindanao
- Giáo hội Brazil tố cáo tình trạng tra tấn và bạo hành trong nhà tù
- Mỗi tuần, nhà thờ chính tòa giáo phận Seoul phân phát 1.400 phần ăn cho người vô gia cư
- Phong trào Hướng đạo Công giáo ngày càng được phụ huynh quan tâm
- Liên Hợp Quốc triệu tập hội nghị về bảo vệ các nơi thờ tự
- Chương trình Hành Hương Minh Niên - Tết Nguyên Đán Tân Sửu 2021
- Kinh Chiều cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô
- ĐTC Phanxicô: Đại hội Dân Chúa không phải cho nhóm ưu tú nhưng cho tất cả
- ĐTC cầu nguyện cho một người vô gia cư chết vì lạnh gần Vatican
- ĐHY Parolin gởi sứ điệp đến “Hội nghị thượng đỉnh về thích ứng khí hậu”
- Cùng nhau bước đi trên cùng một con đường. Công nghị tính theo quan điểm đại kết
- Vatican giảm dần tài trợ cho các giáo phận truyền giáo
- Các giám mục Philippines ban hành các quy tắc hướng dẫn cử hành thứ Tư lễ Tro
- Các giám mục Hoa Kỳ kêu gọi Tổng thống Biden loại bỏ quyền phá thai
- Kinh Truyền Tin 24/1: Thời gian đón nhận ơn cứu độ thì ngắn ngủi
- Chúa Nhật Lời Chúa (24/1): Chúa nói về điều gì và Chúa nói với ai?
- ĐTC Phanxicô Lại bị đau thần kinh tọa, không chủ sự các nghi lễ
- Chứng từ của cha Piero Cesco trong những ngày điều trị Covid-19 tại bệnh viện
- Thánh lễ truyền chức Phó Tế thầy Giuse Lê Thanh Huấn và G.B Nguyễn Thành Huyên DCCT VN tại Texas, USA