Tòa Thánh lên án ‘hành động tàn sát diệt chủng’ của chủ nghĩa khủng bố tại Trung Đông
Thứ Bảy, 22-04-2017 | 08:44:18
Sứ Thần Tòa Thánh tại LHQ cho biết “không có liều thuốc giải độc nào mạnh hơn đối với vấn đề bạo lực và hận thù hơn là việc đối thoại và gặp gỡ” trong một cuộc tranh luận về tình hình ở Trung Đông diễn ra tại Hội đồng Bảo an LHQ. Đức TGM Bernardito Auza cũng kêu gọi các nhà lãnh đạo tôn giáo lên tiếng chống lại chủ nghĩa khủng bố, đặc biệt là khi nó được thực hiện nhân danh Thượng Đế.
Trước chuyến viếng thăm Ai Cập của ĐTC Phanxicô từ ngày 28/4 đến 29/4 sắp tới, đại diện của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc đã lên án “tình trạng hỗn loạn bạo động cũng như những thủ đoạn đê hèn mới của những hành động man rợ” do chủa nghĩa khủng bố gây ra ở một số khu vực tại Trung Đông.
Đức TGM Bernardito Auza đã gọi các vụ đánh bom khủng bố hôm Chúa Nhật lễ Lá Ai Cập là “những cuộc tấn công đáng ghê tởm” chống lại “chính nền tảng phẩm giá và quyền con người”.
Đức TGM Bernardito Auza nói rằng chuyến viếng thăm sắp tới của ĐTC Phanxicô sẽ được dùng để “nhấn mạnh một lần nữa rằng không có liều thuốc giải độc nào mạnh hơn đối với vấn đề bạo lực và thù hận hơn là việc đối thoại và gặp gỡ”.
Vị đại diện của Tòa Thánh tại LHQ đã đưa ra những lời phát biểu của mình trong khi Hội đồng Bảo an LHQ đang thảo luận về tình hình tại Trung Đông hôm thứ Năm 20/4 vừa qua.
Đức TGM Auza kêu gọi Hội đồng Bảo an “tăng cường các nỗ lực để giải cứu vớt các tôn giáo cũng như các nhóm dân tộc thiểu số khỏi tai hoạ diệt chủng gây ra bởi các nhóm khủng bố bạo lực và các tổ chức phi nhà nước khác”.
Vatican là một quan sát viên không phải là thành viên của LHQ, có quyền tham gia vào các cuộc tranh luận tại các cơ quan trên thế giới.
“Những tuyên bố tôn giáo bị bóp méo với những ý thức hệ về chủ trương phục hồi lãnh thổ góp phần vào việc đổ máu trong khu vực” – Đức TGM Auza cho hay – “những hành động man rợ không thể tưởng tượng nổi đang diễn ra nhân danh tôn giáo hay nhân danh Thượng Đế”.
Đức TGM Auza cho biết các nhóm tôn giáo thiểu số và các nhóm sắc tộc đã cùng chung sống hòa bình với các cộng đồng đa số là người Hồi giáo trong hơn một nghìn năm qua đã bị các phần tử cực đoan tấn công.
“Di sản văn hoá và lịch sử của họ đã bị phá hủy, đe dọa hủy diệt mọi dấu vết của sự hiện diện lâu dài của họ trong khu vực”, Đức TGM Auza nói.
Đức TGM Auza cũng kêu gọi các nhà lãnh đạo tôn giáo phải “lên tiếng mạnh mẽ chống lại những hành động khủng bố như vậy, đồng thời phải hành động nhằm kiểm soát hiệu quả đối với các tín đồ của mình – những người bị cáo buộc đối với các hành động khủng bố nhân danh Thượng Đế.
“Không có nhà lãnh đạo tôn giáo nào dung thứ cho việc lợi dụng tôn giáo như là một cái cớ đối với những hành động chống lại phẩm giá con người cũng như chống lại các quyền cơ bản của hết thảy mọi người, và trên hết là quyền sống và quyền tự do tôn giáo”, Đức TGM Auza nói.
Đức Tổng Giám mục Auza cũng phàn nàn rằng “máu của các thường dân vô tội phản đối hành động không kiểm soát đối với dòng chảy vũ trang” vào khu vực Trung Đông.
Đức TGM Auza cho biết Tòa Thánh “không thể nào nhấn mạnh đúng mức” rằng việc không tuân thủ đối với các hiệp định kiểm soát vũ khí đang góp phần vào các cuộc xung đột vũ trang, tội phạm và khủng bố.
Đức TGM Auza cho biết nạn nhân chính của dòng chảy vũ khí này chính là thường dân vô tội. Đức TGM Auza cũng cho biết thêm rằng vũ khí thường được sử dụng trong việc tấn công nhằm vào các cơ sở hạ tầng dân sự như các trường học, bệnh viện, và các trang thiết bị cung cấp nước và thực phẩm.
Đức TGM Auza nhấn mạnh rằng nghành thương mại vũ khí bất hợp pháp làm suy yếu “hòa bình, vấn đề an ninh, sự ổn định và sự phát triển bền vững”.
Đức TGM Auza cũng lưu ý tới cuộc tấn công hóa học gần đây đối với những người tị nạn đang cố gắng để thoát khỏi cảnh bạo lực tại Syria, Ngài gọi đó là “một sự vi phạm thô bạo đối với luật nhân đạo quốc tế cũng như Công ước về Vũ khí Hoá học”.
Nói về cuộc xung đột giữa Israel và Palestine, Đức TGM Auza nói rằng “các quyết định đơn phương, các hành động bạo lực và những phát ngôn khiêu khích chỉ có thể làm sâu thêm vết thương, gia tăng sự hận thù và gây thêm sự chia rẽ, nó khiến cho các cuộc đàm phán trở nên khó khăn hơn và tiến trình hòa giải trở nên xa vời hơn.
“Các nhà lãnh đạo và công dân của cả hai bên cần phải có tầm nhìn xa và dũng cảm để có được một sự nhượng bộ công bằng, bởi vì một thỏa thuận sẽ không thể xảy ra nếu như những đòi hỏi loại trừ lẫn nhau và không thể thực hiện được vẫn cứ tồn tại”, Đức TGM Auza nói.
Đức TGM Auza nhắc lại sự ủng hộ của Vatican đối với giải pháp của hai quốc gia. Đức TGM Auza cũng cho biết rằng ĐTC Phanxicô cam kết với tất cả các bên “đối với những nỗ lực cũng như những lời cầu nguyện của Ngài rằng vết thương vốn đã hằn sâu gây nên sự chia rẽ Israel và Palestine có thể sẽ được chữa lành”.
ĐTC Phanxicô đã viếng thăm Israel, Jordan và Palestine vào năm 2014.
Chuyến viếng thăm sắp tới của ĐTC Phanxicô đến khu vực sẽ diễn ra trong vòng một tuần lễ nữa. Theo dự kiến, ĐTC Phanxicô sẽ tới thăm Cairo từ ngày 28/4 đến 28/4.
ĐTC Phanxicô sẽ đến thăm ngôi Thánh đường Hồi giáo và trường đại học Al-Azhar ở Cairo được coi là trung tâm quan trọng nhất của việc học hỏi trong thế giới Sunni.
Ngoài ra, theo lịch trình, ĐTC Phanxicô sẽ có buổi gặp gỡ Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi, cử hành Thánh lễ, gặp gỡ các Giám mục Ai Cập, và tổ chức một sự kiện với hàng giáo sĩ, tu sĩ và chủng sinh.
Đầu tuần này, người ta đã loan tin rằng Đức Thượng Phụ Bartholomew của Constantinople, “đầu tiên trong số những nhân vật cùng địa vị ngang hàng” trong thế giới Kitô giáo Chính Thống Đông Phương, sẽ cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô tham gia cuộc hành trình này.
Minh Tuệ chuyển ngữ
Thông tin
Chia sẻ Lời Chúa
Tìm kiếm
Bài giảng- Thánh Lễ
Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
Tin mới
- ĐTC cảm ơn Giáo hội và nhân dân Iraq về chuyến viếng thăm tốt đẹp
- ĐTC Phanxicô: Nếu thiếu cầu nguyện Giáo hội không thể truyền giáo và phục vụ tha nhân
- ĐTC mời gọi phổ biến giáo huấn của thánh Têrêsa Avila
- ĐHY Tagle nhắc các tín hữu đừng xem bí tích rửa tội chỉ là một “thói quen"
- Tòa Thánh tổ chức buổi gặp gỡ về “Tình huynh đệ” tại Liên Hiệp Quốc
- Một giáo phận Philippines mở trạm y tế tại tất cả giáo xứ trong thời gian đại dịch
- Các dòng tu cam kết tiếp tục chăm sóc cho những người yếu đuối dễ bị tổn thương
- Chuỗi Mân côi bảo vệ môi trường cho Ngày Quốc tế Giới trẻ 2023
- ĐHY Sako kêu gọi xóa bỏ các định nghĩa sai về Ki-tô hữu trong sách giáo khoa Hồi giáo
- Một hy vọng tự do tôn giáo cho cộng đoàn Kitô hữu ở Lào
- Các Giáo hội Kitô kỷ niệm 20 năm Hiến chương Đại kết
- "Ai tin được sống muôn đời" Suy niệm Lời Chúa - Thứ Ba Tuần II - Mùa Phục Sinh || 13/04/2021
- Hội đồng Giám mục khai mạc Hội nghị thường niên lần I/2021
- ĐTC Phanxicô cử hành Thánh lễ kính Lòng Chúa Thương xót
- Thứ Hai tuần 2 Phục sinh (Ga 3,1 -8)
- Thứ Hai tuần 2 Phục sinh
- "Được sinh ra từ trên" Suy niệm Lời Chúa - Thứ Hai Tuần II - Mùa Phục Sinh || 12/04/2021
- Nguy cơ “mảnh áo chùng Công Giáo” của Chúa Giêsu bị xé thêm
- Gia đình: Linh ảnh của Lòng thương xót
- "Bình an cho anh em!" Suy niệm Lời Chúa - Chúa Nhật tuần II Phục Sinh || 11/04/2021