Tòa Thánh kêu gọi bảo vệ tính chất thánh thiêng sự sống con người
Thứ Bảy, 07-11-2020 | 23:58:37
Hôm thứ Ba 03/11, phát biểu tại Hội nghị Địa Trung Hải 2020, Đức ông Janusz Urbańczyk, Đại diện Thường trực của Tòa thánh nhấn mạnh: Các vấn đề an ninh phải luôn được giải quyết ở cấp độ toàn cầu. Phải xem xét đến các vấn đề như an ninh năng lượng, biến đổi khí hậu, di cư và cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính hiện nay do đại dịch gây ra. Và đặc biệt, sự bao gồm tất cả và việc bảo vệ tính chất thánh thiêng của sự sống con người là hai nguyên tắc cơ bản mà các chính phủ cần phải quan tâm.

Đức ông Janusz Urbańczyk
Dựa theo chủ đề của Hội nghị: “Thúc đẩy an ninh trong khu vực Địa Trung Hải của Tổ chức An ninh và Hợp tác ở châu Âu (OSCE), qua sự phát triển bền vững và tăng trưởng kinh tế”, Đức ông giải thích: “Thông thường mức độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia là nhân tố duy nhất được xem xét trong sự phát triển, nhưng sự phát triển mà chúng ta đang nói đến không thể chỉ giới hạn trong sự tăng trưởng kinh tế. Thực tế, để có sự xác định rõ ràng trong lĩnh vực này, tăng trưởng phải hướng đến sự phát triển của mỗi người và của cả đời sống con người. Chúng ta không thể tách rời nền kinh tế ra khỏi thực tại của con người hoặc tách rời sự phát triển khỏi nền văn minh”.
Dưới ánh sáng của những suy tư này, Đức ông Urbanczyk đề cập đến các hình thức nghèo đói mới do đại dịch Covid-19 gây ra, điều “không chỉ làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo đói hiện có mà còn gia tăng những hình thức khác”. Vị đại diện Tòa Thánh nói về những hạn chế của hệ thống y tế hiện nay thiếu khả năng tiếp cận thông tin và giáo dục chính xác, những đau khổ do xã hội bị cô lập, bạo lực gia tăng và khó khăn.
Đức ông cũng nhấn mạnh phụ nữ là những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi các tác động của đại dịch, đồng thời nhắc lại vai trò quan trọng của cả nền kinh tế và xã hội nói chung. Phụ nữ phải làm những công việc nặng nề, bao gồm làm việc từ xa, hỗ trợ, làm việc nhà, nghỉ việc không lương hoặc bị mất việc làm. Vì thế, trước sự bất bình đẳng đang thấy rõ trong thời điểm đại dịch này, chính phủ phải có trách nhiệm bảo vệ phẩm giá của phụ nữ và cung cấp cho họ một hệ thống bảo vệ xã hội và bổ túc phù hợp.
Theo Đức ông, sự bao gồm tất cả và việc bảo vệ tính chất thánh thiêng của sự sống con người là hai nguyên tắc cơ bản trong các chính sách của chính phủ, nhằm giúp đỡ những người đang gặp khó khăn nhất trong tình trạng khẩn cấp về sức khỏe này. Bên cạnh đó biết nắm bắt cơ hội do đại dịch này mang lại để tìm kiếm các giải pháp mới và những cải tiến hướng đến công ích và sự phát triển toàn diện của con người. (CSR_8077_2020)
Ngọc Yến – Vatican News
Thông tin
Chia sẻ Lời Chúa
Tìm kiếm
Bài giảng- Thánh Lễ
Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
Tin mới
- "Có một vực thẳm" Suy niệm Lời Chúa - Thứ Năm Tuần 2 Mùa Chay || 04/03/2021
- ĐTC Phanxicô xin cầu nguyện cho chuyến viếng thăm Iraq của ngài
- ĐTC Phanxicô: Nếu không biết Chúa Giê-su, chúng ta không dám tin Thiên Chúa yêu thương con người
- Sáng kiến 24 giờ cho Chúa
- Các giám mục Hoa Kỳ bày tỏ tình liên đới với người dân Myanmar sau cuộc đảo chính
- ĐTC Phanxicô có thể sẽ sử dụng xe bọc thép trong chuyến thăm Iraq
- Các nữ sinh Nigeria bị bắt cóc hôm 26/2 đã được trả tự do
- Tổ chức Trợ giúp các Giáo hội Đau khổ hỗ trợ học bổng cho giới trẻ Iraq
- "Anh em không được như vậy" Suy niệm Lời Chúa - Thứ Tư Tuần 2 Mùa Chay || 03/03/2021
- Thách đố của cộng đoàn Ki-tô hữu thiểu số Iraq để duy trì sự hiện diện của Kitô giáo
- Tổng Thư ký LHQ ca ngợi vai trò lãnh đạo quan trọng của ĐTC
- Sứ thần tại Iraq dương tính với Covid-19, 5 ngày trước chuyến tông du của ĐTC
- Các Giáo hội châu Âu tổ chức Hội thảo “Người già và tương lai của châu Âu”
- Gương can đảm của một nữ tu trong khủng hoảng Myanmar
- "Nói mà không làm" Suy niệm Lời Chúa - Thứ Ba Tuần 2 Mùa Chay || 02/03/2021
- ĐTC tiếp đại diện Trung tâm Liên đới Phanxicô
- Đức nguyên Giáo hoàng Biển Đức XVI tái khẳng định: “Không có hai Giáo hoàng”
- ĐTC Phanxicô nói về “các nết xấu và các nhân đức”
- Các tu sĩ Dòng Tên châu Phi kêu gọi tạm miễn sở hữu trí tuệ đối với vaccine Covid
- ĐHY Peter Turkson gửi sứ điệp nhân Ngày Bệnh Hiếm lần thứ XIV