Thứ năm Tuần Bát Nhật Phục Sinh: Khôi phục lòng tin để trở nên chứng nhân
Thứ Tư, 19-04-2017 | 22:04:25
Tin Đức Giêsu Phục Sinh không phải là tin vào một huyền thoại, nhưng Đấng Chịu Đóng Đinh cũng chính là Đấng Phục Sinh đang sống và đang hiện diện.
Theo tác giả Luca, cuộc đời Đức Giêsu là một hành trình lên Giêrusalem. Tại đó, đỉnh điểm của Tin mừng, Người sẽ thực hiện ơn Cứu Chuộc theo ý Chúa Cha mà Kinh thánh đã tiên báo.
Cũng tại Giêrusalem, Đức Giêsu Kitô cho các môn đệ được thấy Thân Xác Phục Sinh của Người là một thực tại không thể phủ nhận, ban sứ mạng truyền giáo cho họ, trong tư cách là những chứng nhân của sự Phục Sinh.
Cuối cùng, chính tại Giêrusalem, như đích điểm của thời gian, Đức Giêsu Kitô mạc khải về tư cách Đức Chúa của Người khi Người Thăng Thiên ngay trước mắt họ. (x. Cv 1,9)
Sự Phục Sinh của Đức Giêsu Kitô là khởi điểm cho một giai đoạn mới: truyền giáo. Bốn tác giả sách Tin mừng đều nhấn đến sứ mạng loan báo Tin mừng (x. Mt 28,19-20; Mc 16,15-20; Ga 20,21.23)
Hai môn đệ từ làng Emmau trở lại Giêrusalem gặp các tông đồ, vui mừng thuật lại những gì đã xảy ra cho họ. Họ còn đang nói thì Đức Giêsu đứng giữa các ông và bảo: “Bình an cho anh em”.
Hiện ra là một từ dùng để diễn tả sự hiện diện – tỏ mình – cho thấy của Đấng bao trùm mọi sự, ở trong mọi sự, chứ không phải là sự di chuyển từ nơi này sang nơi khác, dù là vô hình. Điều này sẽ trở nên một kinh nghiệm thiêng liêng cho các môn đệ, cho Giáo hội, cho người tín hữu.
Nếu việc đánh mất lòng tin đưa đến những sự buồn sầu, hoang mang, thì Bình An là ơn huệ đầu tiên của Đấng Phục Sinh nhằm khôi phục lòng tin và sự hoan lạc cho các môn đệ. Đây không chỉ đơn giản là lời chào, mà là việc ban tặng “Bình An Thiên Sai” đã được các ngôn sứ loan báo và chính Đức Giêsu đã hứa trước khi thọ nạn (x. Ga 14,27). Ơn bình an vô giá này được ban như hoa trái của cái chết của Đức Giêsu trên thập giá, là việc giao hòa nhân loại với Thiên Chúa trong máu Đức Giêsu Kitô (x. Rm 5,1.10)
Trái với trình thuật Đức Giêsu hiện ra với Maria Magdala, Người chỉ gọi: “Maria”. Bà nhận ra ngay đó là Chúa, reo lên “Rapbuni” và chạy tới ôm chân Chúa (x.Ga 20,16).Đối với người môn đệ Đức Giêsu thương mến, chỉ cần ngôi mộ trống (Ga 20,8) hoặc mẻ cá lạ lùng (Ga 21,4-7). Đối với hai môn đệ Emmau, là lúc bẻ bánh (Lc 24,30-35). Ở đây, các môn đệ lại kinh hồn bạt vía, tưởng là thấy mavà hoang mang, ngờ vực.
Kém lòng tin đưa đến sự ngờ vực và hoang mang dù đang đối diện với sự thật. Trong hành trình theo Chúa, nhiều lần họ được chứng kiến những phép lạ Người làm để củng cố đức tin cho họ, nhưng họ lại hay ngờ vực đến nỗi Đức Giêsu phải trách họ về điều này (x. Lc 8,25).
Chính sự kém tin đã khiến họ ngờ vực, dù Người đang hiện diện và thậm chí, phải ăn trước mặt họ, để họ tin, dù hiện tại, Thân xác phục sinh của Người không còn bị lệ thuộc vào thức ăn để sống, vì sự sống của Người viên mãn bằng sự sống của Thiên Chúa.
Điều này cho thấy để tin vào Đức Giêsu Kitô Phục sinh, không phải là nỗ lực hoặc là sự ngu dốt, hoang tưởng của con người, và việc dám chết vì đức tin, vì Tin mừng cho thấy đức tin ấy không phải là sự lừa bịp và Tin mừng họ rao giảng không phải là giả dối.
Tin mừng dám phơi trần sự kém tin của các môn đệ cho đến lúc này, để cho thấy đức tin của Giáo hội không dựa trên chứng tá của những con người nhẹ dạ, mê tín, dễ bị lôi kéo, mà dựa trên những con người thực tế, đòi hỏi những dấu chỉ và bằng chứng cụ thể.
Tin Đức Giêsu Phục Sinh không phải là tin vào một hồn thiêng, một huyền thoại, nhưng Đấng Chịu đóng đinh cũng chính là Đấng Phục Sinh đã cho họ thấy những dấu thương tích của cuộc khổ nạn trên Thân Thể Phục Sinh của Người, những dấu vết tồn tại vĩnh viễn.
Tin Đức Giêsu Phục Sinh là tin vào những gì Kinh thánh đã chép, như là chứng tá, được ứng nghiệm nơi Đức Giêsu. (x. Lc 9,31) Và tâm điểm của những lời họ loan báo Tin mừng chính là làm chứng cho sự kiện, cũng là mầu nhiệm Đức Giêsu Kitô đã chết và đã Phục Sinh, đang sống và sống bằng sự sống của Thiên Chúa, và đang ở cùng họ. Nhân danh Đức Giêsu Kitô họ kêu gọi mọi người sám hối để được ơn tha thứ, là sứ điệp Tin mừng.
Tin vào những gì Hội Thánh đã và đang giảng dạy khắp nơi, là chấp nhận chứng từ của một cộng đồng môn đệ của Đức Giêsu khẳng định trước thế giới và sẵn sàng trả giá cho sự thật này bằng sống của chính mình.
Hôm nay ta phải tự chất vấn:
Tôi đã làm gì với đức tin của tôi, của gia đình và những thân hữu của tôi?
Sự kém tin của tôi là do đâu?
Lối sống của tôi có phản ánh đức tin Công giáo tinh tuyền, để trở nên chứng tá cho Chúa Phục Sinh giữa giòng đời?
Jos Ngô Văn Kha CSsR
Thông tin
Chia sẻ Lời Chúa
Tìm kiếm
Bài giảng- Thánh Lễ
Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
Tin mới
- Cuộc trò chuyện với ĐTC Phanxicô về các nhân đức và thói xấu
- ĐTC lên án các vụ đánh bom tự sát ở Iraq và cầu nguyện cho các nhân
- Các giám mục Anh yêu cầu không chấm dứt hỗ trợ sự sống cho bệnh nhân Ba Lan đang hôn mê
- Cha Rodrigue Sanon, mất tích ở Burkina Faso, được tìm thấy đã chết
- ĐTC tặng vắc xin cho người vô gia cư
- Do đại dịch, ĐTC và giáo triều Roma không thể tham dự cuộc tĩnh chung hàng năm
- ĐTC bổ nhiệm thành viên mới cho Hàn lâm viện Tòa Thánh về Khoa học Xã hội
- Chủ tịch HĐGM Hoa Kỳ hy vọng tổng thống Biden cùng Giáo hội giải quyết nạn phá thai
- Đức Thượng phụ Giêrusalem gặp gỡ các quan chức cấp cao của Jordan
- ĐTC Phanxicô gửi thông điệp cho Tổng thống Biden nhân dịp ông nhậm chức
- ĐTC Phanxicô: Chỉ đối thoại không đủ giúp các Kitô hữu hiệp nhất - cần cầu nguyện
- Giám mục Hoa Kỳ mời gọi tín hữu tham gia tuần 9 ngày cầu nguyện cho sự sống
- ĐTC Phanxicô kêu gọi các nước loại bỏ vũ khí hạt nhân
- Các tín hữu Úc được mời gọi hỗ trợ các linh mục trong các khu vực xung đột
- Các giám mục ở Manila muốn ưu tiên vắc-xin cho người nghèo trước các giáo sĩ
- Các Hồng y Ấn Độ thúc giục Thủ tướng mời ĐTC Phanxicô thăm nước này
- Đức cha Antoniazzi: người dân Tunisia đói khát, giới trẻ thất vọng
- 15 tổ chức Công giáo phản đối dùng vũ lực ngăn dòng người Honduras di cư
- ĐTC khuyến khích hàng giáo sĩ Venezuela yêu thương và phục vụ
- Cộng đoàn nữ tu đại kết Grandchamp và Tuần Cầu nguyện cho sự Hiệp nhất Kitô hữu