Tăng cường sự hợp tác giữa các Giáo hội nhằm bảo vệ các Kitô hữu tại Trung Đông
Thứ Bảy, 27-04-2019 | 21:08:55
Cuộc họp của các Thượng Phụ Chính Thống tại Trung Đông. Cuộc họp tập trung vào vấn đề Ukraine và mối quan hệ giữa Antioch và Giêrusalem.
Theo sáng kiến của Tổng Giám mục Cyprus, Đức Thượng Phụ Chrysostomos II, các Đức Thượng Phụ Chính Thống Theodoros thành Alexandria, Đức Thượng Phụ Ioannis thành Antioch và Đức Thượng Phụ Theofilos tại Giêrusalem đã gặp gỡ tại Cyprus vào thứ Sáu tuần trước để thảo luận về nhiều vấn đề khác nhau liên quan đế thế giới Chính Thống giáo, trong đó bao gồm cả vấn đề Ukraine, vốn đã chứng kiến việc Mát-cơ-va đơn phương làm gián đoạn sự hiệp thông vào Bí tích Thánh Thể với Tòa Thượng Phụ Chính Thống Giáo Constantinople, sau khi chính thức thừa nhận quyền độc lập cho Giáo hội Chính thống giáo Ukraine.
Cũng cần nhấn mạnh rằng ba vị Thượng Phụ Chính Thống là một phần của chính thể gồm 5 thành phần được gọi là “Pentarchy”, trong đó bao gồm Rome, Constantinople, Antioch, Giêrusalem and Alexandria, theo Giáo luật được quyết định trong Công đồng Đại kết Chalcedon lần thứ 4 vào năm 451, một công đồng vốn cũng đã trao quyền tự trị cho Giáo hội Cyprus.
Theo tuyên bố được đưa ra sau cuộc gặp gỡ của họ, bốn vị Thượng Phụ đã cầu nguyện cho hòa bình tại Trung Đông, hầu tiếp tục sự hiện diện mang tính lịch sử của các Kitô hữu trên những vùng đất đó, nơi đã chứng kiến sự ra đời của Giáo hội do Chúa Giêsu sáng lập và được các Tông đồ truyền bá. Để đạt được điều này, họ quyết định tăng cường sự hợp tác với các Giáo hội Kitô giáo khác thuộc các giáo phái khác nhau, nhằm bảo vệ tốt hơn sự hiện diện của Kitô giáo. Họ cũng mạnh mẽ kêu gọi tất cả các lực lượng chính trị cùng hợp tác để phát triển các khu vực đó, bởi vì người dân của họ nơi đây đã phải chịu những sự bất công to lớn trong suốt lịch sử. Bốn vị Thượng Phụ cũng bày tỏ sự hối tiếc đối với cái gọi là quyền lực của thế gian vì sự thờ ơ được thể hiện đối với số phận của hai vị Tổng Giám mục Aleppo, TGM Pavlos Yazizi và TGM Ioannis Ibrahim, vốn đã mất tích cách đây chỉ 6 năm trước.
Họ cũng xem xét các vấn đề khác nhau liên quan đến thế giới Chính Thống bao gồm vấn đề Ukraine và đồng thời mời mọi người nỗ lực làm việc vì sự hiệp nhất trong Bí tích Thánh Thể, bởi vì nó diễn tả sự trọn vẹn của Giáo hội trong Chúa Kitô và để bảo vệ các tín hữu cũng như những nơi thờ phượng khỏi tất cả mọi hình thức của sự khiêu khích.
Họ cũng nhấn mạnh rằng họ sẽ tiếp tục làm việc cùng cộng tác với nhau, đồng thời nhận xét rằng nếu như sự khác biệt tạm thời nảy sinh trong thế giới Chính Thống, Giáo hội vẫn duy trì sự hiệp nhất, bởi vì nó đề cập đến vị Thủ Lãnh của nó, đó chính là Thiên Chúa.
Hai sự cân nhắc nổi lên từ cuộc họp quan trọng này.
Thứ nhất, không còn bất kỳ cuộc đàm phán nào về việc triệu tập một Thượng Hội đồng Toàn Chính Thống về vấn đề Ukraine, và thứ hai, vì lợi ích của các tín hữu để không bị gián đoạn về mặt Bí tích đối với Bí tích Thánh Thể đối với các tranh chấp hành chính.
Và ngay tại đây tại Cyprus, các vị Thượng Phụ Antioch và Giêrusalem đã gặp nhau bên lề cuộc họp để làm hòa về vấn đề Qatar, vốn nảy sinh vào năm 2013. Mối quan hệ giữa Antioch và Giêrusalem đã trở nên tồi tệ, bởi vì Giêrusalem đã bổ nhiệm các Giám mục của mình tại Qatar, vốn được coi là một lãnh thổ thuộc Giáo hội Antioch. Do đó, Antioch đã làm gián đoạn sự hiệp nhất về mặt Bí tích với Giêrusalem và đã không tham gia vào công việc của Thượng Hội đồng Toàn Chính Thống Crete (2016), do sự hiện diện của Giêrusalem.
Theo các nguồn thông tin đầy đủ, với cuộc gặp gỡ của họ, hai vị Thượng Phụ đã không giải quyết được vấn đề, nhưng đồng thời và theo tuyên bố sau đó – việc gián đoạn sự hiệp thông về mặt Bí tích không nên được sử dụng như một công cụ để tạo áp lực về mặt chính trị – sự hiệp thông trọn vẹn giữa hai Giáo hội sẽ được tái thiết lập.
Có lẽ điều này cũng mở ra những quan điểm mới đối với vấn đề Ukraine, vốn đã được đề xuất bởi Đức Thượng Phụ Đại kết Bartholomew vào ngày tấn phong Giám mục của Đức Giám mục Chính Thống Coptic Epifanios, nghĩa là cho phép các tín hữu, nếu họ muốn tiếp tục ở lại dưới quyền tài phán của Đức Thượng Phụ Kyrill.
Minh Tuệ (theo AsiaNews)
Thông tin
Chia sẻ Lời Chúa
Tìm kiếm
Bài giảng- Thánh Lễ
Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
Tin mới
- Các Giáo hội Kitô Malaysia đề nghị chính phủ không trục xuất những người tị nạn Myanmar
- Bang Uttar Pradesh của Ấn Độ thông qua luật chống cải đạo
- Hướng dẫn mục vụ cho những người đã ly thân hay ly dị và sống chung bất hợp luật
- "Làm hòa" Suy niệm Lời Chúa - Thứ Sáu Tuần 1 Mùa Chay || 26/02/2021
- ĐTC Phanxicô chọn một chuyên gia về lão hóa làm bác sĩ riêng
- ĐHY Nichols ủng hộ việc sử dụng tài sản Giáo hội chia sẻ cho người nghèo
- Các giám mục Tây Ban Nha bảo vệ quyền sở hữu tài sản của Giáo hội
- Đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức được nâng lên hàng Đền thánh quốc gia
- Chiến dịch quyên góp tái xây dựng trường mẫu giáo ở Iraq
- Sebahattin Gök - kẻ lừa đảo bán đền thờ thánh Antôn ở Istanbul - bị bắt
- Kỷ niệm 100 năm tái lập quan hệ ngoại giao giữa Tòa thánh và Pháp
- Để tha thứ cho nhau trong gia đình đừng quên 9 điều này!
- "Ban những của tốt lành" Suy niệm Lời Chúa - Thứ Năm Tuần 1 Mùa Chay || 25/02/2021
- Đức Thánh Cha gửi điện thư chia buồn về vụ tấn công ở Congo
- Tòa Thánh tái khẳng định giải trừ vũ khí là mệnh lệnh đạo đức
- Tòa Thánh kêu gọi vắc xin Covid-19 cho tất cả
- Các lãnh đạo Công giáo kêu gọi Liên minh châu Âu tăng tốc chích ngừa vắc xin
- Hội đồng giám mục Đức có nữ Tổng Thư ký đầu tiên
- Đức cha Leo Dalmao lên án việc phá hoại các nơi thờ phượng ở Basilan
- "Con Người sẽ là một dấu lạ" Suy niệm Lời Chúa - Thứ Tư Tuần 1 Mùa Chay || 24/02/2021