Tại sao những người Mỹ ‘không theo tôn giáo nào’ lại không tự xác định mình thuộc một tôn giáo?
Thứ Sáu, 10-08-2018 | 22:00:58
Một bộ phận người Mỹ ngày càng gia tăng thừa nhận không tham gia bất kì tôn giáo nào. Gần đây, chúng tôi đã đề nghị một thử nghiệm đại diện cho hơn 1.300 người trong số những người cho biết “không theo tôn giáo nào” này về lý do tại sao họ lại chọn không xác định với một tôn giáo.
6 trong số 10 người Mỹ không theo tôn giáo nào – những người trưởng thành mô tả đặc tính tôn giáo của họ là vô thần, bất khả tri hoặc “không theo tôn giáo nào cụ thể” – cho biết rằng việc đặt vấn đề về những giáo huấn tôn giáo là một lý do cực kì quan trọng đối với việc không theo tôn giáo của họ. Lý do thứ hai phổ biến nhất chính là sự đối lập với những quan điểm của Giáo hội về những vấn đề liên quan đến các lĩnh vực xã hội và chính trị, được viễn chứng bởi 49% số người tham gia khảo sát (cuộc khảo sát đặt hỏi về mỗi một trong 6 lựa chọn riêng biệt). Lý do ít phổ biến hơn, nhưng vẫn đáng kể, những người tham gia khảo sát cho biết rằng họ không thích các tổ chức tôn giáo (41%), không tin vào Thiên Chúa (37%), coi tôn giáo chẳng có liên quan gì đến họ (36%) hoặc không thích các nhà lãnh đạo tôn giáo (34%).
Những người tự xác định mình là những người vô thần, theo thuyết bất khả tri hoặc “không theo tôn giáo nào cụ thể” có xu hướng đưa ra nhiều lý do khác nhau cho việc không theo tôn giáo của họ, cho thấy rằng “những người không theo tôn giáo nào” không thuộc nhóm liên khối. Chẳng hạn như, khoảng 9 trong số 10 người tự mô tả mình là những người vô thần (89%) cho biết rằng họ thiếu niềm tin vào Thiên Chúa chính là một lý do cực kì quan trọng đối với đặc tính tôn giáo của họ, so với 37% con số những người theo thuyết bát khả tri và 21% những người nằm trong hạng mục “không theo tôn giáo nào cụ thể”. Những người vô thần cũng có nhiều khả năng hơn “những người không theo tôn giáo nào” khác khi nói rằng tôn giáo đơn giản chỉ là “không liên quan” gì đến họ (63% những người vô thần so với con số 40% những người theo thuyết bất khả tri và 26% những người trưởng thành không theo tôn giáo nào cụ thể).
Chúng tôi cũng đã đặt câu hỏi với “những người không theo tôn giáo nào”, mà trong sáu phát biểu có khả năng, về việc đâu là lý do quan trọng nhất khiến họ không theo tôn giáo. Một lần nữa, việc đặt vấn đề về các giáo huấn tôn giáo chính là một trong những câu trả lời hàng đầu, với số lượng một phần tư trong số tất cả “những người không theo tôn giáo nào” nói rằng đó chính là lý do quan trọng nhất. Tỉ lệ tương tự (22%) viện dẫn về việc thiếu niềm tin vào Thiên Chúa, và 16% cho biết rằng lý do quan trọng nhất đó chính là họ không thích những quan điểm mà Giáo hội đưa ra về những vấn đề liên quan đến các lĩnh vực xã hội và chính trị.
Có sự khác biệt lớn giữa ba nhóm phụ không liên kết về câu hỏi này. Ba phần tư những người vô thần cho biết lý do quan trọng nhất khiến họ trở thành những người vô thần đó chính là họ không tin vào Thượng đế. Những người theo thuyết bất khả tri (chiếm tỉ lệ ít hơn, 17%) và những người nằm trong nhóm “không theo tôn giáo nào cụ thể” (8%) cũng đã nói điều này.
Trong số những người tự mô tả mình là người theo thuyết bất khả tri, lý do quan trọng nhất được viện dẫn đó chính là việc đặt vấn đề nhiều về giáo lý tôn giáo (38%).
Những người tự xác định mình là “không theo tôn giáo nào cụ thể” đưa ra nhiều câu trả lời khi được hỏi về lý do quan trọng nhất của họ về lý do vì sao không có sự liên kết với một tôn giáo – và không có lý do nào chiếm ưu thế. Một phần tư cho biết rằng lý do quan trọng nhất đó chính là họ đặt vấn đề nhiều về giáo lý tôn giáo, 21% nói rằng họ không thích những quan điểm mà Giáo hội đưa ra đối với những vấn đề liên quan đến các lĩnh vực xã hội và chính trị, và 28% cho biết rằng không có lý do nào được đưa ra là cực kì quan trọng.
Trong nghiên cứu trước đây, Trung tâm đã đặt câu hỏi với những người Mỹ không có liên hệ tôn giáo, những người được nuôi nấng trong một tôn giáo (những người chiếm đa số trong số “những người không theo tôn giáo nào) để giải thích bằng chính ý kiến của họ về lý do tại sao họ không còn tự xác định mình thuộc bất kỳ nhóm tôn giáo nào. Câu hỏi này cũng đã gợi ra nhiều phản hồi từ nhóm “không theo tôn giáo nào cụ thể”. Một số người cho biết rằng họ không tin vào giáo lý tôn giáo hoặc không thích các tổ chức tôn giáo, trong khi những người khác cho biết họ theo đạo (mặc dù không có sự liên hệ về mặt tôn giáo) hoặc họ tin vào Thượng đế nhưng không theo bất kỳ tôn giáo nào.
Minh Tuệ chuyển ngữ
Thông tin
Chia sẻ Lời Chúa
Tìm kiếm
Bài giảng- Thánh Lễ
Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
Tin mới
- Hướng dẫn mục vụ cho những người đã ly thân hay ly dị và sống chung bất hợp luật
- "Làm hòa" Suy niệm Lời Chúa - Thứ Sáu Tuần 1 Mùa Chay || 26/02/2021
- ĐTC Phanxicô chọn một chuyên gia về lão hóa làm bác sĩ riêng
- ĐHY Nichols ủng hộ việc sử dụng tài sản Giáo hội chia sẻ cho người nghèo
- Các giám mục Tây Ban Nha bảo vệ quyền sở hữu tài sản của Giáo hội
- Đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức được nâng lên hàng Đền thánh quốc gia
- Chiến dịch quyên góp tái xây dựng trường mẫu giáo ở Iraq
- Sebahattin Gök - kẻ lừa đảo bán đền thờ thánh Antôn ở Istanbul - bị bắt
- Kỷ niệm 100 năm tái lập quan hệ ngoại giao giữa Tòa thánh và Pháp
- Để tha thứ cho nhau trong gia đình đừng quên 9 điều này!
- "Ban những của tốt lành" Suy niệm Lời Chúa - Thứ Năm Tuần 1 Mùa Chay || 25/02/2021
- Đức Thánh Cha gửi điện thư chia buồn về vụ tấn công ở Congo
- Tòa Thánh tái khẳng định giải trừ vũ khí là mệnh lệnh đạo đức
- Tòa Thánh kêu gọi vắc xin Covid-19 cho tất cả
- Các lãnh đạo Công giáo kêu gọi Liên minh châu Âu tăng tốc chích ngừa vắc xin
- Hội đồng giám mục Đức có nữ Tổng Thư ký đầu tiên
- Đức cha Leo Dalmao lên án việc phá hoại các nơi thờ phượng ở Basilan
- "Con Người sẽ là một dấu lạ" Suy niệm Lời Chúa - Thứ Tư Tuần 1 Mùa Chay || 24/02/2021
- ĐTC nhìn nhận nhân đức anh hùng của 3 nữ tu truyền giáo chết vì dịch Ebola ở Congo
- Tòa Thánh tham dự khóa họp thứ 46 của Hội đồng Nhân quyền LHQ