Sri Lanka: thảm kịch những người sống sót sau vụ thảm sát Phục Sinh
Thứ Ba, 25-06-2019 | 23:55:42
Những người sống sót này cảm thấy vô dụng vì không thể làm việc. Họ không sản xuất được gì và đang gia tăng các dạng trầm cảm. Họ ngày càng tuyệt vọng, cộng với những khó khăn do thiếu nhà vệ sinh, nước uống, thiếu trường học cho trẻ em và thực phẩm chỉ đủ đáp ứng nhu cầu thiết yếu.

Các tín hữu cầu nguyện tại Sri Lanka
So với các quốc gia khác với hàng triệu người tị nạn, thì Sri Lanka dường như có một điều kiện tốt hơn: đó là, trên đảo có khoảng 1.700 người tị nạn, chủ yếu là người Hồi giáo Ahmadi và những người trốn chạy sau bạo lực trả thù trong các cuộc thảm sát Phục sinh vừa qua. Tuy nhiên, các nhà hoạt động nói rằng, điều kiện sống của họ là hết sức bi thảm.
Theo số liệu chính thức của Liên Hợp Quốc, có 862 người tị nạn và 829 người xin trú ẩn trên đảo. Trong số này, có 1.362 đến từ Bangladesh, Eritrea, Ấn Độ, Iran, Maldives, Myanmar, Nigeria, Palestine, Somalia, Sudan, Syria, Tunisia và Yemen.
Trong tổng số người tị nạn cũng cần xem xét đến những người trốn chạy khỏi bạo lực sau vụ thảm sát ngày 21 tháng 4. Họ sống chủ yếu ở khu vực Negombo; họ phải sống trong những ngôi nhà thuê. Nhưng bây giờ, các chủ nhà trọ từ chối ký hợp đồng mới và cho những người khác thuê. Do đó, những người thuê cũ không còn lựa chọn nào khác, họ phải cắm trại tại hai đền thờ Hồi giáo ở Negombo và Pasyala, và trong trại tị nạn Vavuniya Punatotam.
Ông Pradeep Wanigasuriya, người điều hành Phong trào Đoàn kết Ngư nghiệp Quốc gia (Nafso) nói rằng, những người này “có nguy cơ tham gia các hoạt động bất hợp pháp, trở thành đối tượng bị khai thác, bóc lộc lương hoặc bị bắt khi bị phát hiện”.
Đối với bà Menique Amarasinghe, người đứng đầu Cao uỷ Tị nạn LHQ tại Sri Lanka, điều đau đớn nhất là “họ cảm thấy vô dụng vì không thể làm việc. Họ không sản xuất được gì và đang gia tăng các dạng trầm cảm. Họ ngày càng tuyệt vọng, cộng với những khó khăn do thiếu nhà vệ sinh, nước uống, thiếu trường học cho trẻ em và thực phẩm chỉ đủ đáp ứng nhu cầu thiết yếu”. Bà nói, một số người cũng tự hỏi, “làm sao những điều này có thể xảy ra tại một đất nước tuyên bố thực hành Phật giáo chân thật”. (AsiaNews 21/6)
Văn Yên, SJ – Vatican
Thông tin
Chia sẻ Lời Chúa
Tìm kiếm
Bài giảng- Thánh Lễ
Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
Tin mới
- ĐTC cảm ơn Giáo hội và nhân dân Iraq về chuyến viếng thăm tốt đẹp
- ĐTC Phanxicô: Nếu thiếu cầu nguyện Giáo hội không thể truyền giáo và phục vụ tha nhân
- ĐTC mời gọi phổ biến giáo huấn của thánh Têrêsa Avila
- ĐHY Tagle nhắc các tín hữu đừng xem bí tích rửa tội chỉ là một “thói quen"
- Tòa Thánh tổ chức buổi gặp gỡ về “Tình huynh đệ” tại Liên Hiệp Quốc
- Một giáo phận Philippines mở trạm y tế tại tất cả giáo xứ trong thời gian đại dịch
- Các dòng tu cam kết tiếp tục chăm sóc cho những người yếu đuối dễ bị tổn thương
- Chuỗi Mân côi bảo vệ môi trường cho Ngày Quốc tế Giới trẻ 2023
- ĐHY Sako kêu gọi xóa bỏ các định nghĩa sai về Ki-tô hữu trong sách giáo khoa Hồi giáo
- Một hy vọng tự do tôn giáo cho cộng đoàn Kitô hữu ở Lào
- Các Giáo hội Kitô kỷ niệm 20 năm Hiến chương Đại kết
- "Ai tin được sống muôn đời" Suy niệm Lời Chúa - Thứ Ba Tuần II - Mùa Phục Sinh || 13/04/2021
- Hội đồng Giám mục khai mạc Hội nghị thường niên lần I/2021
- ĐTC Phanxicô cử hành Thánh lễ kính Lòng Chúa Thương xót
- Thứ Hai tuần 2 Phục sinh (Ga 3,1 -8)
- Thứ Hai tuần 2 Phục sinh
- "Được sinh ra từ trên" Suy niệm Lời Chúa - Thứ Hai Tuần II - Mùa Phục Sinh || 12/04/2021
- Nguy cơ “mảnh áo chùng Công Giáo” của Chúa Giêsu bị xé thêm
- Gia đình: Linh ảnh của Lòng thương xót
- "Bình an cho anh em!" Suy niệm Lời Chúa - Chúa Nhật tuần II Phục Sinh || 11/04/2021