Quý soeurs Dòng Thánh Phaolo Hà Nội xuống đường hôm 08.09/05/2018
Thứ Năm, 10-05-2018 | 17:43:11
Trong thời buổi nhiễu nhương đầy bất ổn và bất an, với bản năng sinh tồn thôi thúc, người ta có xu hướng đi tìm sự an toàn cho mình, dù đó là sự an toàn có phòng bị, che chắn, như sử gia Flavius nói: “Muốn hòa bình, phải chuẩn bị chiến tranh”, hay như sử gia De Bourrienne nói rằng: “Nếu bạn đang chuẩn bị chiến tranh, bạn phải làm cho các quốc gia khác mất cảnh giác, bằng cách nuôi dưỡng ảo tưởng hòa bình”, hoặc như con đà điểu “rúc đầu xuống cát” mỗi khi thấy hiểm nguy.

Quý soeurs Dòng Thánh Phaolo Hà Nội xuống đường hôm 08.09/05/2018
Trong bối cảnh xã hội mà người nhu nhược chỉ thích thỏa hiệp, né tránh vấn đề bằng thái độ im lặng, hay chỉ có những động thái thiếu quả quyết, khiến những nan đề trong xã hội càng thêm rắc rối và bế tắc, khi nhìn đoàn các Sơ Dòng Thánh Phaolô cầm băng rôn đến trụ sở UBND quận Hoàn Kiếm và UBND phường Trần Hưng Đạo một cách có trật tự và văn minh giữa thủ đô Hà Nội để làm rõ vấn đề, vì sao các cơ quan này đã ra quyết định buộc chủ đầu tư dừng thi công trên mảnh đất Nhà Dòng – số 5 Quang Trung, vào giữa năm 2016, nhưng vào ngày 08/05/2018, phường Trần Hưng Đạo lại ra một văn bản không thuộc thẩm quyền của mình, cho phép chủ đầu tư thi công trên khu đất của Nhà Dòng, người ta thấy những nữ tu có vẻ ngoài hiền thục nhu mỳ ấy, một khi đã có quyết tâm đấu tranh cho quyền lợi và công bằng, biết tập trung sức mạnh nhắm vào một mục tiêu chính đáng đã trở nên tâm điểm thu hút sự chú ý của cộng đồng.
Đoàn các Sơ, những nữ tu hiền lành ấy đã góp phần quan trọng vào sự phát triển đất nước và con người trong các lãnh vực giáo dục và luân lý, y tế và bác ái, đã mạnh dạn bước qua nỗi sợ hãi, vượt lên lối sống an toàn, đi đòi công lý, không phải trên những gót giày xâm lược, mà ra đi trên đôi chân của những người loan báo Tin mừng bình an, là Tin Vui cho Bạn Nghèo, cho những người đang bị áp bức, bị tổn thương, bị bỏ rơi hơn cả.
Bất chấp những thủ đoạn hèn hạ như lăng mạ, xỉ nhục, dọa dẫm, thậm chí cả bạo hành người ta gây ra, các các nữ tu vẫn kiên cường trong cuộc tranh đấu cho sự thật, nên sự thật ấy càng rạng rỡ; vẫn kiên trì đấu tranh cho công bằng, nên công bằng ấy đáng phải đòi. Đức Hồng Y Fx Nguyễn văn Thuận đã nói: “Nếu con tốt, người ta nói con xấu, con vẫn tốt; nếu con xấu, mọi người bảo con tốt, con vẫn xấu”. Thế nên, chẳng phải khi bị vu khống và lăng nhục, người ta càng trở nên công chính và khi bị đánh đập, đàn áp thô bạo, người ta càng đoàn kết hơn để bảo vệ nhau chống lại áp bức đó sao?
Hành trình đi đòi công lý và sự tranh đấu cho công bằng của các Sơ đã góp phần thức tỉnh cộng đồng về quyền con người, thực thi quyền công dân, như đã được luật pháp quy định trong hiến pháp. Có lẽ sau sự kiện này, Nhà Dòng Thánh Phaolô Hà Nội sẽ bị quy kết là lực lượng đối kháng, như Bản Nhận Định của Hội Đồng Giám Mục VN, số 4 đề cập: “chính quyền nhìn các tôn giáo thuần tuý trên bình diện chính trị, xem các tổ chức tôn giáo như những lực lượng đối kháng”, hoặc bị chụp mũ là “phản động có tổ chức”, là từ được dùng để chỉ các tổ chức phản đối những bất công trong xã hội của nhà cầm quyền cộng sản.
Nhưng có như thế, các Sơ mới thấu hiểu và liên đới cụ thể với những nỗi đau của các thành phần khác trong xã hội như dân oan bị mất nhà cửa đất đai, mất đi những cơ hội làm ăn sinh sống, phải tha hương cầu thực; có như vậy, các Sơ mới đồng cảm và đồng cảnh với những người phản kháng lại những bất công, lạm quyền, chà đạp những quyền căn bản của con người, những toan tính ma quỷ giữa nhà nước với những đại gia và những tập đoàn kinh tế “cá mập”.
Mong cho cuộc đấu tranh đòi công lý và công bằng của các Sơ, như thêm vào trong bức họa về tình cảnh bi đát của người dân khốn khổ, đang sống dưới ách thống trị bạo tàn và bất công của nhà cầm quyền cộng sản, trong xã hội Việt Nam hôm nay, như thể hiện Ơn gọi ngôn sứ.
Đức Tổng giám mục Desmond Tutu nói: “Trong trường hợp có bất công mà bạn không chọn bên nào, thì thực chất bạn đã chọn đứng về phe áp bức.” Với Ơn gọi ngôn sứ, các Sơ đang Sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc, khi đồng hành với dân tộc khổ đau, đầy ngang trái; khi thấu cảm và chia sẻ với những bất công đang xảy ra trên quê hương và khơi lên niềm hy vọng vào sự tất thắng của công lý.
Lm. Giuse Ngô Văn Kha, DCCT
Thông tin
Chia sẻ Lời Chúa
Tìm kiếm
Bài giảng- Thánh Lễ
Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
Tin mới
- Kinh Truyền Tin 24/1: Thời gian đón nhận ơn cứu độ thì ngắn ngủi
- Chúa Nhật Lời Chúa (24/1): Chúa nói về điều gì và Chúa nói với ai?
- ĐTC Phanxicô Lại bị đau thần kinh tọa, không chủ sự các nghi lễ
- Chứng từ của cha Piero Cesco trong những ngày điều trị Covid-19 tại bệnh viện
- Thánh lễ truyền chức Phó Tế thầy Giuse Lê Thanh Huấn và G.B Nguyễn Thành Huyên DCCT VN tại Texas, USA
- Giấc mơ đại kết chưa tròn
- Sứ điệp của ĐTC Phanxicô nhân Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội năm 2021
- ĐTC công bố Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội lần thứ 55
- Hàn Lâm viện về Sự sống cảnh báo những tiêu cực trong sản xuất và phân phối vắc-xin
- Án phong chân phước cho nhà khoa học khám phá hội chứng Down đang tiến triển
- ĐHY Hollerich: Dự luật của Đan Mạch yêu cầu dịch các bài giảng là đe dọa tự do tôn giáo
- Các giám mục Hiroshima và Nagasaki ủng hộ hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân
- Cuộc trò chuyện với ĐTC Phanxicô về các nhân đức và thói xấu
- ĐTC lên án các vụ đánh bom tự sát ở Iraq và cầu nguyện cho các nhân
- Các giám mục Anh yêu cầu không chấm dứt hỗ trợ sự sống cho bệnh nhân Ba Lan đang hôn mê
- Cha Rodrigue Sanon, mất tích ở Burkina Faso, được tìm thấy đã chết
- ĐTC tặng vắc xin cho người vô gia cư
- Do đại dịch, ĐTC và giáo triều Roma không thể tham dự cuộc tĩnh chung hàng năm
- ĐTC bổ nhiệm thành viên mới cho Hàn lâm viện Tòa Thánh về Khoa học Xã hội
- Chủ tịch HĐGM Hoa Kỳ hy vọng tổng thống Biden cùng Giáo hội giải quyết nạn phá thai