Những bức tường hổ thẹn: bức tường ngăn chặn người di dân
Thứ Năm, 24-05-2018 | 17:52:47
“Các quốc gia thịnh vượng hơn có nghĩa vụ, trong phạm vi họ có thể, chào đón người nước ngoài tìm kiếm an ninh và phương tiện sinh kế mà họ không thể tìm thấy ở nước bản xứ của mình.” (GLHTCG – Catechism of Catholic Church – CCC, số 2241)
Khi bức tường ngăn cách Tây – Đông Đức bị phá hủy vào ngày 9 tháng 11 năm 1989, bức màn sắt cuối cùng dường như bị giáng xuống bởi cơn ác mộng được thay thế trong tâm trí những kỷ ức cay đắng.
Thay vào đó, lịch sử những năm gần đây đã cho thấy rằng chúng ta có thể nâng cao những bức tường khác để ẩn giấu những mối hận thù và tàn bạo. Đó là điều hứng khởi khi nâng cao những bức tường này bằng cách trưng dẫn các lý do để bảo vệ lợi ích chung.
Các bức tường mới đang hiện ra trong lịch sử của chúng ta. Trong chiến dịch tranh cử chức tổng thống, Donald Trump đã hứa với các thành viên của ông xây dựng một bức tường ngăn cản những người hàng xóm Mexico nhập cư trái phép vào Hoa Kỳ, đất nước tự do. Trong khi đó, hai bức tường mạnh mẽ tượng trưng khác cũng vừa được dựng nên. Đầu tiên là bức tường chia cách thành phố Jerusalem giữa người Hồi giáo và người Do Thái; thứ hai, cao ba mét và dài hơn 800 km, được xây dựng để ngăn chặn những người thoát khỏi Thổ Nhĩ Kỳ tìm kiếm nơi ẩn náu từ những vụ thảm sát đang diễn ra ở Syria.
Chúng ta cùng chịu trách nhiệm cho bức tường thứ hai này! Vâng, bạn có thể hiểu một cách chính xác, bởi vì đối với hầu hết các mảnh tường được tài trợ với doanh thu thuế của các nước thuộc Liên minh châu Âu. Hơn nữa, chúng ta không chỉ chịu chi phí, nhưng chúng ta trả tiền cho chế độ Thổ Nhĩ Kỳ để giữ khoảng bốn triệu người trong các trại tị nạn. Bằng cách này, trong thực tế, chúng ta hướng đến việc đóng cửa mãi mãi tuyến đường phía đông, đi qua Athens và Balkans, dẫn đến châu Âu.
Ủy ban Châu Âu tin rằng bức tường này cho phép theo dõi cả dòng người tị nạn không kiểm soát được từ châu Á và các trạm kiểm soát giới hạn các chuyến khởi hành từ lục địa châu Phi. Xấu hổ khi phải thừa nhận điều đó là đúng và vừa mới xảy ra!
Chúng ta hãy làm rõ: Châu Âu đã và đang không thể duy trì các luồng di cư khổng lồ đang diễn ra. Và đây là một nguyên nhân kinh tế và cho sự ổn định chính trị. Tuy nhiên, chúng ta phải tự hỏi mình, với sự thành thực, liệu rằng việc gia tăng các bức tường có thể đại diện cho một giải pháp cho vấn đề bất công xã hội và kinh tế mà không rơi vào tình trạng tàn bạo nhất.
Giáo lý Hội thánh Công giáo dạy rằng “các quốc gia giàu nhất buộc phải chào đón, trong phạm vi có thể, người nước ngoài tìm kiếm sự an toàn và các nguồn lực cần thiết cho cuộc sống mà họ không thể tìm thấy ở xứ sở của mình”. Trong Học thuyết Xã hội của Giáo hội, các Giáo hoàng nhắc nhở chúng ta rằng di cư luôn là kết quả của những bất công gây ra ở nước xuất xứ và, là các Kitô hữu, chúng ta được mời gọi chịu trách nhiệm xây dựng một thế giới công bằng hơn với mọi người.
Vì thế, việc tìm ra các giải pháp bảo vệ phẩm giá của những người xin tị nạn và tôn trọng các nguyên tắc phụ trợ và tính liên đới trong đó tất cả mọi người đều có khả năng trong ánh sáng của thiện ích chung rất cần thiết.
Alfonso Amarante C.Ss.R.
Tại Cammino con SAN GERARDO (tháng 5 năm 2018)
Tịnh Trí Thiên theo cssr.news
Thông tin
Chia sẻ Lời Chúa
Tìm kiếm
Bài giảng- Thánh Lễ
Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
Tin mới
- "Sinh hoa lợi" Suy niệm Lời Chúa - Thứ Sáu Tuần 2 Mùa Chay || 05/03/2021
- ĐTC Phanxicô hoan nghênh việc dịch Thông điệp “Tất cả anh em” sang tiếng Nga
- Sứ điệp ĐTC gửi nhân dân Iraq trước chuyến viếng thăm nước này
- Phỏng vấn ĐHY Pietro Parolin về chuyến viếng thăm Iraq của ĐTC
- Các tổ chức tôn giáo đang hoạt động ở Iraq chào đón ĐTC thăm nước này
- Sau 4.000 năm, thành Ur, quê hương tổ phụ Abraham, được chiếu sáng
- "Có một vực thẳm" Suy niệm Lời Chúa - Thứ Năm Tuần 2 Mùa Chay || 04/03/2021
- ĐTC Phanxicô xin cầu nguyện cho chuyến viếng thăm Iraq của ngài
- ĐTC Phanxicô: Nếu không biết Chúa Giê-su, chúng ta không dám tin Thiên Chúa yêu thương con người
- Sáng kiến 24 giờ cho Chúa
- Các giám mục Hoa Kỳ bày tỏ tình liên đới với người dân Myanmar sau cuộc đảo chính
- ĐTC Phanxicô có thể sẽ sử dụng xe bọc thép trong chuyến thăm Iraq
- Các nữ sinh Nigeria bị bắt cóc hôm 26/2 đã được trả tự do
- Tổ chức Trợ giúp các Giáo hội Đau khổ hỗ trợ học bổng cho giới trẻ Iraq
- "Anh em không được như vậy" Suy niệm Lời Chúa - Thứ Tư Tuần 2 Mùa Chay || 03/03/2021
- Thách đố của cộng đoàn Ki-tô hữu thiểu số Iraq để duy trì sự hiện diện của Kitô giáo
- Tổng Thư ký LHQ ca ngợi vai trò lãnh đạo quan trọng của ĐTC
- Sứ thần tại Iraq dương tính với Covid-19, 5 ngày trước chuyến tông du của ĐTC
- Các Giáo hội châu Âu tổ chức Hội thảo “Người già và tương lai của châu Âu”
- Gương can đảm của một nữ tu trong khủng hoảng Myanmar