Ngày Thế giới chống nạn buôn người, 72% nạn nhân là phụ nữ
Chúa Nhật, 09-02-2020 | 17:15:40
Nhân dịp Ngày Thế giới cầu nguyện và suy tư chống nạn buôn người lần thứ sáu, vào lúc 6h30 chiều thứ Bảy 08/02, tại vương cung thánh đường Thánh Antonio ở Lateranô, Mạng lưới “Talitha Kum” đã tổ chức buổi cầu nguyện cho các nạn nhân của nạn buôn người. Và vào sáng Chúa nhật 09/02, một cuộc tuần hành cũng do Mạng lưới “Talitha Kum” tổ chức, bắt đầu từ Lâu đài Thiên Thần và kết thúc tại Quảng trường Thánh Phêrô, đúng vào giờ Đức Thánh Cha chủ sự đọc Kinh Truyền Tin cùng với các tín hữu.

Thánh Giuseppina Bakhita
Theo dữ liệu của Văn phòng kiểm soát ma túy và phòng chống tội phạm của Liên Hiệp quốc, trên toàn thế giới hiện nay có 40 triệu nạn nhân của nạn buôn người, 72% trong số đó là phụ nữ hoặc trẻ nữ. Điều này cho thấy nạn buôn người đang gia tăng mạnh mẽ.
Theo những con số mới nhất thu thập từ 142 quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc: Khai thác tình dục vẫn là mục đích chính của việc buôn người, chủ yếu là phụ nữ, tiếp đến là khai thác lao động, chủ yếu là nam giới. Các nơi xảy ra nạn buôn người, tập trung trước hết ở châu Âu và châu Mỹ, tiếp đến là châu Phi và Cận Đông. 30% trong tổng số nạn nhân là trẻ vị thành niên.
Ngày Thế giới cầu nguyện và suy tư chống buôn người trên thế giới lần đầu tiên được cử hành vào ngày 8 tháng 2 năm 2015, ngày kính nhớ thánh Giuseppina Bakhita, một nữ tu người Sudan. Giuseppina Bakhita bị bắt cóc khi mới 8 tuổi và bị bán nhiều lần như một nô lệ.
Từ năm 2015 đến nay, hàng năm, các tu sĩ và giáo dân ở khắp nơi trên thế giới dấn thân chống nạn buôn người trong chính đất nước của mình, để lại một dấu chỉ hữu hình tưởng nhớ các nạn nhân và những người sống sót.
Tại Ý, có nhiều sáng kiến dấn thân trong việc chống nạn buôn người. Cộng đoàn Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII, một cộng đoàn đã hoạt động chống buôn người từ 25 năm qua. Cùng với các tổ chức khác, Cộng đoàn đã giải phóng được 5 ngàn người.
Mạng lưới “Talitha Kum”, một mạng lưới trên toàn thế giới của các nữ tu dấn thân chống sự bóc lột con người, mời gọi các tín hữu và mọi người tham gia tích cực vào các sự kiện “Cùng nhau chống buôn người”. Các nữ tu không hoạt động một mình nhưng phối hợp với các tổ chức khác như Bộ Phục vụ Phát triển Con người Toàn diện và Bộ các Dòng tu.
Đức Hồng y Michael Czerny, phó thư ký Phân bộ di dân và tị nạn thuộc Bộ Phục vụ và Phát triển Con người Toàn diện sẽ chủ sự buổi cầu nguyện cho các nạn nhân. Sau buổi cầu nguyện là các hoạt động do các bạn trẻ đảm trách cùng với những chứng từ thực tế của nạn buôn người. (Osservatore romano 07/02/2020)
Ngọc Yến – Vatican
Thông tin
Chia sẻ Lời Chúa
Tìm kiếm
Bài giảng- Thánh Lễ
Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
Tin mới
- ĐTC tặng vắc xin cho người vô gia cư
- Do đại dịch, ĐTC và giáo triều Roma không thể tham dự cuộc tĩnh chung hàng năm
- ĐTC bổ nhiệm thành viên mới cho Hàn lâm viện Tòa Thánh về Khoa học Xã hội
- Chủ tịch HĐGM Hoa Kỳ hy vọng tổng thống Biden cùng Giáo hội giải quyết nạn phá thai
- Đức Thượng phụ Giêrusalem gặp gỡ các quan chức cấp cao của Jordan
- ĐTC Phanxicô gửi thông điệp cho Tổng thống Biden nhân dịp ông nhậm chức
- ĐTC Phanxicô: Chỉ đối thoại không đủ giúp các Kitô hữu hiệp nhất - cần cầu nguyện
- Giám mục Hoa Kỳ mời gọi tín hữu tham gia tuần 9 ngày cầu nguyện cho sự sống
- ĐTC Phanxicô kêu gọi các nước loại bỏ vũ khí hạt nhân
- Các tín hữu Úc được mời gọi hỗ trợ các linh mục trong các khu vực xung đột
- Các giám mục ở Manila muốn ưu tiên vắc-xin cho người nghèo trước các giáo sĩ
- Các Hồng y Ấn Độ thúc giục Thủ tướng mời ĐTC Phanxicô thăm nước này
- Đức cha Antoniazzi: người dân Tunisia đói khát, giới trẻ thất vọng
- 15 tổ chức Công giáo phản đối dùng vũ lực ngăn dòng người Honduras di cư
- ĐTC khuyến khích hàng giáo sĩ Venezuela yêu thương và phục vụ
- Cộng đoàn nữ tu đại kết Grandchamp và Tuần Cầu nguyện cho sự Hiệp nhất Kitô hữu
- Một linh mục Nigeria bị bắt cóc và bị sát hại dã man
- ĐTC Phanxicô đề cao di sản bất bạo động của Martin Luther King
- ĐTC Phanxicô: Lời nói có thể là nụ hôn nhưng cũng có thể là lưỡi dao
- ĐHY Pell hoan nghênh việc đưa phụ nữ vào hội đồng kinh tế của Vatican