Nepal hướng đến việc ngăn cấm truyền bá Tin Mừng và chuyển đổi tôn giáo
Thứ Sáu, 25-08-2017 | 17:42:38
Các công dân và người nước ngoài sẽ phải đối mặt với án phạt tối đa là 5 năm tù đối với việc cố gắng thuyết phục ai đó chuyển đổi tôn giáo
Tổng thống Nepal dự kiến sẽ phê chuẩn một dự luật vốn sẽ nhăn cấm bất cứ nỗ lực nào nhằm cải hóa một người đó để theo một tôn giáo khác, cùng với việc “làm ảnh hưởng đến quan điểm tôn giáo”.
Quốc hội nước này đã thông qua dự luật, vốn sẽ ngăn cấm một cách có hiệu quả việc truyền bá Tin Mừng, hôm 8 tháng 8 vừa qua vì những lo ngại phát sinh đối với việc đàn áp các nhóm tôn giáo thiểu số, đặc biệt là nhóm Công giáo nhỏ bé ở nước này.
Bất cứ ai bị kết án theo luật mới, kể cả du khách nước ngoài, có thể bị phạt đến 5 năm tù đối với việc tìm cách chuyển đổi tôn giáo của một người nào đó hoặc “ngầm phá hoại tôn giáo, tín ngưỡng hay niềm tin mà bất kỳ một giai cấp, nhóm sắc tộc hay cộng đồng nào nhận ra .
Bất cứ ai “làm ảnh hưởng đến quan điểm tôn giáo” cũng phải đối mặt với án phạt 2 năm tù và 2.000 rupi tiền phạt.
Mặc dù dự luật không đề cập đến bất kỳ nhóm tôn giáo nào cụ thể, nó cũng tương tự như luật báng bổ của Pakistan, vốn bị lạm dụng để sách nhiễu các nhóm tôn giáo thiểu số, đặc biệt là các Kitô hữu. Nepal với hơn 80% theo đạo Hindu, các Kitô hữu chỉ chiếm 1% dân số.
Nhóm tự do ngôn luận quốc tế Liên minh Bảo vệ Tự do (Alliance for Defending Freedom, viết tắt là ADF) cho hay vào năm 2016, 8 Kitô hữu đã bị bắt tại Nepal sau khi chia sẻ một cuốn truyện tranh về Chúa Giêsu với trẻ em.
Kể từ khi lật đổ chế độ quân chủ vào năm 2008, chế độ cộng hòa Nepal ngày càng trở nên độc tài. Chính phủ của đất nước này đã bị thống trị bởi chủ nghĩa cộng sản theo tư tưởng Mao Trạch Đôngvà Lenin, những người đã cố gắng thiết lập một chính phủ ổn định.
Hiến pháp mới, cuối cùng đã được thông qua vào năm 2015, đã ngăn cấm bất kỳ nỗ lực nào nhằm chuyển đổi một người từ tôn giáo này sang tôn giáo khác, nhưng luật này chưa được ban hành chính thức cho đến tận bây giờ.
Tehmina Arora, cố vấn pháp lý và giám đốc nhóm ADF Ấn Độ, cho biết: “Pháp luật quốc tế và các hiệp ước về quyền con người đã ký kết việc bảo vệ các nhóm tôn giáo thiểu số. Các hiệp ước này rõ ràng cho phép việc cải đạo, thực hiện các công việc truyền giáo, và việc thờ phượng công khai. Nepal có nguy cơ trở lại với một xã hội toàn trị, mà trong đó các quyền cá nhân đang bị hạn chế một cách nghiêm trọng”.
Minh Tuệ chuyển ngữ
Thông tin
Chia sẻ Lời Chúa
Tìm kiếm
Bài giảng- Thánh Lễ
Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
Tin mới
- Kinh Chiều cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô
- ĐTC Phanxicô: Đại hội Dân Chúa không phải cho nhóm ưu tú nhưng cho tất cả
- ĐTC cầu nguyện cho một người vô gia cư chết vì lạnh gần Vatican
- ĐHY Parolin gởi sứ điệp đến “Hội nghị thượng đỉnh về thích ứng khí hậu”
- Cùng nhau bước đi trên cùng một con đường. Công nghị tính theo quan điểm đại kết
- Vatican giảm dần tài trợ cho các giáo phận truyền giáo
- Các giám mục Philippines ban hành các quy tắc hướng dẫn cử hành thứ Tư lễ Tro
- Các giám mục Hoa Kỳ kêu gọi Tổng thống Biden loại bỏ quyền phá thai
- Kinh Truyền Tin 24/1: Thời gian đón nhận ơn cứu độ thì ngắn ngủi
- Chúa Nhật Lời Chúa (24/1): Chúa nói về điều gì và Chúa nói với ai?
- ĐTC Phanxicô Lại bị đau thần kinh tọa, không chủ sự các nghi lễ
- Chứng từ của cha Piero Cesco trong những ngày điều trị Covid-19 tại bệnh viện
- Thánh lễ truyền chức Phó Tế thầy Giuse Lê Thanh Huấn và G.B Nguyễn Thành Huyên DCCT VN tại Texas, USA
- Giấc mơ đại kết chưa tròn
- Sứ điệp của ĐTC Phanxicô nhân Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội năm 2021
- ĐTC công bố Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội lần thứ 55
- Hàn Lâm viện về Sự sống cảnh báo những tiêu cực trong sản xuất và phân phối vắc-xin
- Án phong chân phước cho nhà khoa học khám phá hội chứng Down đang tiến triển
- ĐHY Hollerich: Dự luật của Đan Mạch yêu cầu dịch các bài giảng là đe dọa tự do tôn giáo
- Các giám mục Hiroshima và Nagasaki ủng hộ hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân