Nan giải nạn chèo kéo khách nước ngoài ở trung tâm thành phố
Thứ Năm, 21-04-2016 | 09:07:34
Nhiều năm trở lại đây, các điểm du lịch ở TP.HCM ngày càng thu hút khách du lịch nước ngoài đến tham quan và lưu trú. Nhất là những khu vực trung tâm Quận 1 thường xuyên tập trung nhiều du khách đến từ khắp các châu lục trên thế giới. Nhà hàng, khách sạn, khu mua sắm mọc lên sầm uất, cả những con phố Tây được hình thành.

Người bán hàng chèo kéo khách khu vực Bến Thành. Hình: Internet
Kéo theo đó, một số lượng lớn người bán hàng rong, xe ôm, xích lô, đánh giày… tập trung buôn bán, kiếm sống dọc các điểm đông khách nước ngoài của Quận 1. Trong số đó, có không ít những đối tượng thường chèo kéo, chặt chém du khách nước ngoài. Bằng nhiều mánh khoé, hoạt động chỉ tạm lắng để lẩn tránh sự kiểm tra, thừa cơ hội khi không thấy bóng của lực lượng chức năng, nhiều đối tượng lại hoạt động mạnh, gây không ít khó chịu cho du khách.
Theo phản ánh của nhiều người dân ở khu vực xung quanh phố đi bộ Nguyễn Huệ, khu phố Tây Bùi Viện – Phạm Ngũ Lão, có một số nhóm nam thanh niên, 5-6 đối tượng, thường chia thành từng nhóm 2-3 người. Đây là những nhóm người cùng quê, đã có những giao kèo với nhau để cùng hoạt động. Đi dọc các con phố, khi gặp con mồi là du khách nước ngoài, chúng lân la lại gần đưa bàn chải cọ giày của khách rồi mới mời chào mà không nói rõ giá cả, nếu khách hỏi cặn kẽ thì chúng cũng nói các con số như 20, để khách ngầm hiểu là 20.000 đồng nhưng đánh xong thì hét giá là 20 USD. Nhiều khách hàng không có nhu cầu nhưng các đối tượng này vẫn giành lấy giày của khách mà đánh. Khi đánh xong, tuỳ vào phản ứng của từng khách du lịch, những thanh niên đánh giày này sẽ chém khách với giá từ 200.000 -1.000.000 đồng một đôi giày.
Anh Nguyễn Văn Trung đã có ba năm làm bảo vệ cho một quán cà phê trên đường Bùi Viện, cho biết về mánh khoé của các đối tượng đánh giày. Những đối tượng này thường đi thành nhóm, chỉ cần một người mời được khách đánh giày thì có một, hai tên khác cũng được gọi đến, mỗi đứa đánh một chiếc. Sau đó cả hai, ba đều gây áp lực đòi tiền khách,anh Quang cho biết.
Nắm bắt tâm lý của khách du lịch nước ngoài thường muốn tránh phiền hà mà chịu mất tiền cho xong, các đối tượng này làm đủ mọi cách để moi được tiền của khách. Nếu có du khách trả giá hoặc không chịu trả tiền, chúng liên tục bám đuổi, có khi còn kéo thêm đối tượng khác đến gây áp lực với khách. Khi số tiền đạt được không như mong muốn, chúng quay sang nặng lời, chửi thề bằng tiếng Anh với du khách. Anh Quang chia sẻ thêm: Nhiều khách chỉ trả 20-30 ngàn đồng, chúng bám theo mặc cả, không được thì quay lại chửi người ta, chửi thề bằng tiếng Anh.

Bất chấp sự từ chối của du khách. Ảnh: Internet
Các đối tượng đánh giày ở phố Tây và xung quanh khu vực phố đi bộ đều đã nhẵn mặt với người dân và lực lượng bảo vệ các nhà hàng, khách sạn ở đây. Nhiều lần chạm trán để bảo vệ du khách, nhân viên ở đây cũng bị các đối tượng đánh giày hăm doạ, chửi bới.
Nhiều người chứng kiến nhưng không dám phản ánh với báo chí. Điều này dẫn đến thiệt hại không chỉ cho du khách nước ngoài mà lâu dần sẽ trở thành mối e ngại lớn do du khách khi đến với TP.HCM.
Bên cạnh đó, tình trạng bán hàng rong chèo kéo, bán sản phẩm với giá cao cho khách nước ngoài vẫn gây không ít khó chịu cho du khách. Cụ thể như trên một đoạn đường Đồng Khởi từ Nhà Hát Bến Thành đến đoạn giao với Hàm Nghi dài hơn 1 cây số đã có hàng chục người bán đứng cách nhau khoảng vài đến vài chục mét ở hai bên đường. Bên cạnh đó, còn có những người phát tờ rơi mời chào khách vào các cơ sở mát-xa. Không ít đối tượng đưa tay chặn đường, đưa sản phẩm ra trước mặt khách mời mua cho bằng được hoặc bám theo nài nỉ. Giá của các sản phẩm này cũng không biết đâu mà lần khi người bán cũng lợi dụng túi tiền rộng rãi của khách du lịch mà chém. Tuỳ vào từng đối tượng khách du lịch mà giá cả có sự dao động. Khách du lịch không có nhu cầu nhưng trước sự đeo bám quyết liệt của người bán hàng rong cũng phải móc túi mua các sản phẩm, đôi khi với “giá trên trời”.
Nhiều du khách cố gắng giữ thái độ lịch sự để từ chối nhưng cũng không thể kiềm chế nổi cảm xúc khó chịu khi bị hàng loạt người bán hàng rong mời chào.Những người bán đồ như bán ví, bán quạt thì cứ chạy theo khách, lấy hàng dí tới khách, khách không muốn mua hay nói không có tiền thì nói là khách trả bao nhiêu cũng được. Nhưng khách trả tiền ít thì nói là không đủ mà cứ đi theo đòi làm nhiều khách rất bực mình.
Một số đối tượng thực hiện môi giới khách nước ngoài đến các địa điểm mát-xa chui, hoặc giới thiệu các tour chở khách đi du lịch quanh các điểm tham quan ở trung tâm thành phố cũng hoạt động sôi nổi, núp dưới bóng là những người đạp xích lô, xe ôm. Chất lượng của các địa điểm mát-xa và các tour được môi giới này không hề được bảo đảm nhưng du khách phải trả cho những người môi giới những khoản tiền không hề nhỏ.Có một số cơ sở mát-xa không đàng hoàng, họ cho người đi lòng vòng, thấy khách thì lại bắt chuyện và mời chào, chở khách đi. Cũng có một số người đóng giả xe ôm để môi giới khách đi mát-xa ở các cơ sở chui.
Anh Lee Kwang Soo, du khách Hàn Quốc đến TP.HCM được khoảng một tháng, thường xuyên đi dạo, ăn uống ở Bùi Viện – Bến Thành, đã không ít lần cảm thấy phiền toái khi gặp phải những người bán hàng rong đeo bám mời chào. Bực bội khi bị những thanh niên tự tiện đánh giày và đòi tiền với giá cao, vị khách này cho biết: “Tôi không hỏi mua người ta cũng mời mọc, đánh giầy thì tự ý cọ giày của tôi và đòi tiền nên tôi cảm thấy rất khó chịu. Điều đó đôi lúc khiến tôi nghĩ xấu về người Việt Nam. Hôm qua, tôi đi ở chợ Bến Thành cũng bị một sinh viên bán hàng và cũng cứ đi theo mời tôi mua như vậy. Tôi nghĩ bán hàng cho người nước ngoài cũng được nhưng nên có cách lịch sự hơn.”
Hoạt động du lịch đem lại nguồn thu lớn cho thành phố, hàng năm lượng khách du lịch đến từ các nước trong và ngoài khu vực đã tăng đáng kể. Tuy nhiên để giữ chân lượng khách này, đòi hỏi các cơ quan chức năng cần có biện pháp triệt để để chấn chỉnh tình trạng chèo kéo, chặt chém khách du lịch nước ngoài. Nhất là đối với các đối tượng đánh giày.
Trung Kiên
Tags: chèo kéo khách, trấn lột, đánh giày
Có thể bạn quan tâm
- Sách - cái hay, cái đẹp và sự đam mê
- Quyền được sống
- Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam bị chặn sinh hoạt: người ta ngăn chặn để làm gì?
- Mấy câu hỏi và một điều ước
- Mưu sinh từ những luống rau trên đất quy hoạch
- Giáo dục không phải là “nơi” kiểm soát tư tưởng, quan điểm
- Sống bất an vì nhà không số, phố không tên
- Hành chính là công cụ phục vụ xã hội hay là công cụ quản lý xã hội?
- Tham gia hay không cần tham gia
- Lại thêm một người sắp bị tòa xử theo một điều luật mơ hồ và vi hiến
- Những dự án không mang khuôn mặt người
- Lãnh đạo xứng tầm hay “lãnh đạn đúng tầm”
Thông tin
Chia sẻ Lời Chúa
Tìm kiếm
Bài giảng- Thánh Lễ
Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
Tin mới
- ĐTC Phanxicô gửi thông điệp cho Tổng thống Biden nhân dịp ông nhậm chức
- ĐTC Phanxicô: Chỉ đối thoại không đủ giúp các Kitô hữu hiệp nhất - cần cầu nguyện
- Giám mục Hoa Kỳ mời gọi tín hữu tham gia tuần 9 ngày cầu nguyện cho sự sống
- ĐTC Phanxicô kêu gọi các nước loại bỏ vũ khí hạt nhân
- Các tín hữu Úc được mời gọi hỗ trợ các linh mục trong các khu vực xung đột
- Các giám mục ở Manila muốn ưu tiên vắc-xin cho người nghèo trước các giáo sĩ
- Các Hồng y Ấn Độ thúc giục Thủ tướng mời ĐTC Phanxicô thăm nước này
- Đức cha Antoniazzi: người dân Tunisia đói khát, giới trẻ thất vọng
- 15 tổ chức Công giáo phản đối dùng vũ lực ngăn dòng người Honduras di cư
- ĐTC khuyến khích hàng giáo sĩ Venezuela yêu thương và phục vụ
- Cộng đoàn nữ tu đại kết Grandchamp và Tuần Cầu nguyện cho sự Hiệp nhất Kitô hữu
- Một linh mục Nigeria bị bắt cóc và bị sát hại dã man
- ĐTC Phanxicô đề cao di sản bất bạo động của Martin Luther King
- ĐTC Phanxicô: Lời nói có thể là nụ hôn nhưng cũng có thể là lưỡi dao
- ĐHY Pell hoan nghênh việc đưa phụ nữ vào hội đồng kinh tế của Vatican
- Kitô hữu được mời gọi cầu nguyện trong Tuần Cầu nguyện cho sự Hiêp nhất Ki-tô hữu
- Thánh lễ cầu nguyện cho các gia đình được cử hành ở Cana
- Các tín hữu Philippines cử hành lễ Santo Niño, Chúa Giêsu Hài Đồng
- Giáo hội Anh và xứ Wales cử hành Chúa nhật Hòa bình
- Tổng thống Đài Loan ca ngợi lập trường của ĐTC Phanxicô về nhân quyền