"Có những quốc gia vừa cổ võ hòa bình vừa tiếp tục cung cấp vũ khí"
Thứ Ba, 05-07-2016 | 22:15:06
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một sứ điệp nhằm cổ võ chiến dịch “Hòa bình – một điều hoàn toàn có thể xảy ra” của tổ chức Caritas: “Làm sao chúng ta có thể tin vào một người tay phải vuốt ve nâng niu chúng ta nhưng tay trái lại tấn công chúng ta?”
“Hòa bình ở Syria là điều hoàn toàn có thể xảy ra”, Đức Thánh Cha Phanxicô đã phát biểu như vậy trong một sứ điệp nhằm cổ võ một chiến dịch do tổ chức Caritas quốc tế phát động. Trong thông điệp bằng video được công bố hôm nay, ngày 5/7, Đức Thánh Cha kêu gọi các chính phủ hãy nỗ lực tìm một giải pháp chính trị cho cuộc chiến đang nổ ra ở Syria, đồng thời ngài chỉ trích “các quốc gia cung cấp các loại vũ khí chiến tranh lại cũng nằm trong số những quốc gia lên tiếng cổ võ hòa bình. Làm sao chúng ta có thể tin vào một người tay phải vuốt ve nâng niu chúng ta nhưng tay trái lại tấn công chúng ta?”
Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết ngài muốn “nói về một nỗi buồn luôn giằng xé tâm hồn: đó là cuộc chiến đang nổ ra ở Syria, hiên tại đã là năm thứ năm”. “Cha tha thiết mời gọi mọi tín hữu và những người đã cam kết cùng cộng tác với Caritas nhằm xây dựng một xã hội công bằng hơn. Hòa bình ở Syria là một điều hoàn toàn có thể xảy ra!”, Đức Thánh Cha nhấn mạnh.
Theo Đức Thánh Cha, “mọi người phải nhìn nhận rằng không có giải pháp quân sự đối với Syria, nhưng chỉ có một giải pháp chính trị. Do đó, cộng đồng quốc tế phải hỗ trợ trong việc thúc đẩy các cuộc đàm phán hòa bình nhằm hướng tới việc xây dựng một chính phủ đoàn kết quốc gia “.
Đức Thánh Cha mời gọi “tất cả những người đang tham gia vào các cuộc đàm phán hòa bình đạt được những thỏa thuận nghiêm túc và nỗ lực hết sức để mọi người có thể dễ dàng tiếp cận với việc viện trợ nhân đạo”.
Đức Thánh Cha đã chỉ trích một thực tế đáng lên án: “Trong khi người dân đang phải chịu đau khổ, thì người ta lại có thể nhẫn tâm chi ra một số lượng tiền bạc đáng kể vào việc cung cấp vũ khí cho những kẻ hiếu chiến”.
Để đối phó với những hậu quả nhân đạo của cuộc chiến tranh kéo dài trong 5 năm qua tại Syria, tổ chức Caritas trên toàn thế giới đã phải huy động một lực lượng cứu hộ lớn nhất. Caritas cung cấp thực phẩm, y tế, hàng cứu trợ, giáo dục, nhà ở, tư vấn, bảo vệ và các phương tiện sinh sống tại Syria cũng như các quốc gia đón tiếp những người tị nạn. Chỉ tính riêng năm ngoái, các chi nhánh Caritas quốc gia đã phải thực hiện cứu trợ tới 1,3 triệu người. Caritas cũng đang khuyến khích những người ủng hộ trên toàn thế giới tạo áp lực lên các chính phủ nhằm đảm bảo rằng tất cả các bên có liên quan trong cuộc xung đột nỗ lực tìm kiếm những giải pháp hòa bình, để việc hỗ trợ nhân đạo có thể tiếp cận hàng triệu người dân đang chịu ảnh hưởng bởi chiến tranh và đảm bảo cho những người dân sinh sống trên lãnh thổ Syria cũng như bên ngoài lãnh thổ nước này được hưởng trọn vẹn phẩm giá con người và niềm hy vọng về một tương lai tươi sáng.
Caritas cũng sẽ ra mắt một trang web mới – syria.caritas.org – nhằm thúc đẩy chiến dịch này. Trên website này chúng ta có thể thấy: một tác phẩm nghệ thuật của nghệ sĩ Syria Tammam Azzam – người được ủy thác để lập ra trang web này; một bộ phim hoạt hình về chiến tranh; một loạt các bức ảnh đã đoạt giải thưởng cũng như những lời khai từ những nhân chứng sống là những người dân Syria – những người phải ở lại trong nước cũng như những người tị nạn hiện sinh sống ở các quốc gia lân cận hoặc các quốc gia xa xôi khác.
Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle – Chủ tịch tổ chức Caritas Quốc tế, đồng thời cũng là người đã gặp những người dân Syria hiện sinh sống ở Lebanon và Hy Lạp, tuyên bố: “Đây không phải đơn thuần là những con số, nhưng là những con người. Chúng tôi cần đem đến cho họ niềm hy vọng, phẩm giá làm người và sự bình an. Nhân danh tất cả những người đang bị đánh động bởi cuộc xung đột này, chúng tôi tha thiết kêu gọi mọi hãy cùng chung tay nhằm kiến tạo một nền hòa bình cho dân tộc Syria”.
Minh Tuệ
Thông tin
Chia sẻ Lời Chúa
Tìm kiếm
Bài giảng- Thánh Lễ
Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
Tin mới
- ĐTC tặng vắc xin cho người vô gia cư
- Do đại dịch, ĐTC và giáo triều Roma không thể tham dự cuộc tĩnh chung hàng năm
- ĐTC bổ nhiệm thành viên mới cho Hàn lâm viện Tòa Thánh về Khoa học Xã hội
- Chủ tịch HĐGM Hoa Kỳ hy vọng tổng thống Biden cùng Giáo hội giải quyết nạn phá thai
- Đức Thượng phụ Giêrusalem gặp gỡ các quan chức cấp cao của Jordan
- ĐTC Phanxicô gửi thông điệp cho Tổng thống Biden nhân dịp ông nhậm chức
- ĐTC Phanxicô: Chỉ đối thoại không đủ giúp các Kitô hữu hiệp nhất - cần cầu nguyện
- Giám mục Hoa Kỳ mời gọi tín hữu tham gia tuần 9 ngày cầu nguyện cho sự sống
- ĐTC Phanxicô kêu gọi các nước loại bỏ vũ khí hạt nhân
- Các tín hữu Úc được mời gọi hỗ trợ các linh mục trong các khu vực xung đột
- Các giám mục ở Manila muốn ưu tiên vắc-xin cho người nghèo trước các giáo sĩ
- Các Hồng y Ấn Độ thúc giục Thủ tướng mời ĐTC Phanxicô thăm nước này
- Đức cha Antoniazzi: người dân Tunisia đói khát, giới trẻ thất vọng
- 15 tổ chức Công giáo phản đối dùng vũ lực ngăn dòng người Honduras di cư
- ĐTC khuyến khích hàng giáo sĩ Venezuela yêu thương và phục vụ
- Cộng đoàn nữ tu đại kết Grandchamp và Tuần Cầu nguyện cho sự Hiệp nhất Kitô hữu
- Một linh mục Nigeria bị bắt cóc và bị sát hại dã man
- ĐTC Phanxicô đề cao di sản bất bạo động của Martin Luther King
- ĐTC Phanxicô: Lời nói có thể là nụ hôn nhưng cũng có thể là lưỡi dao
- ĐHY Pell hoan nghênh việc đưa phụ nữ vào hội đồng kinh tế của Vatican