MALAYSIA – Các cộng đồng Kitô giáo đổi mới cam kết của mình đối với lĩnh vực giáo dục
Thứ Tư, 19-09-2018 | 18:59:19
Mục tiêu trước hết đó chính là “làm cho Thiên Chúa hiện diện” trong các trường học Kitô giáo, kế đến là củng cố đức tin của các thế hệ trẻ thông qua sự hiểu biết về Kinh Thánh, và cuối cùng là thúc đẩy sự phát triển toàn diện của các học sinh hiện đnag theo học tại các trường thuộc hội truyền giáo.
Kota Kinabalu (Agenzia Fides) – Các cộng đồng Kitô giáo ở Malaysia, cũng như Giáo hội Công giáo, đổi mới cam kết của mình trong lĩnh vực giáo dục, nhằm giảng dạy về các nhân đức Kitô giáo về tinh thần kỷ luật, sự siêng năng, tinh thần từ bi bác ái và đức tính liêm chính. Đây chính là những điểm nổi bật tại một cuộc hội thảo được tổ chức gần đây kêu gọi sự tham gia của các đại biểu, các nhà quản lý, các linh mục, giáo viên, các nhà giáo dục Kitô giáo và các quản trị viên của các trường học do Giáo hội điều hành tại Kota Kinabalu.
“Vai trò của các trường học thuộc hội truyền giáo trong hệ thống trường học hiện tại”, là chủ đề của hội thảo được tổ chức tại khu phức hợp Nhà thờ Chính Tòa kính dâng kính các Thánh. Tổng cộng có 100 trường học thuộc hội truyền giáo ở tỉnh Sabah, khoảng 60 trường được điều hành bởi các giáo phái Tin Lành khác nhau, và 43 trường học Công giáo. Đức Tổng Giám mục John Wong, người đứng đầu Giáo phận Công giáo Kota Kinabalu, đã phát biểu tại Hội thảo. Trong phần chào đón các đại biểu, Đức Giám mục Datuk Melter Tais thuộc Giáo hội Tin Lành, chủ tịch Hội đồng các trường học Kitô giáo Sabah, tuyên bố: “Các trường học thuộc hội truyền giáo chính là di sản của chúng ta và là một sứ mạng được Thiên Chúa giao phó cho chúng ta”.
Nhà lãnh đạo đã nhắc lại Diễn đàn Giáo dục năm 2017, nơi mà các nghị quyết khác nhau đã được thông qua nhằm tuyên bố các đặc tính, đặc điểm và truyền thống của các trường học do Giáo hội điều hành. Mục tiêu trước hết đó chính là “làm cho Thiên Chúa hiện diện” trong các trường học Kitô giáo, kế đến là củng cố đức tin của các thế hệ trẻ thông qua sự hiểu biết về Kinh Thánh, và cuối cùng là thúc đẩy sự phát triển toàn diện của các học sinh hiện đnag theo học tại các trường thuộc hội truyền giáo.
Vị chủ tịch Hội đồng lưu ý rằng viễn tượng giáo dục của đất nước đã thay đổi theo thời gian, do các chính sách khác nhau được thực hiện bởi chính phủ. Ngày nay, cần phải xem xét lại vai trò của các trường học Kitô giáo trong bối cảnh của hệ thống trường học hiện tại.
Báo cáo cơ bản, mang tên “Chính sách giáo dục và phát triển giáo dục ở Malaysia và tác động của chúng đối với các trường truyền giáo” được trình bày bởi bà Moey Yoke Lai, Chủ tịch Liên hiệp các Hội đồng các trường học truyền giáo Kitô giáo Malaysia, giám sát 437 trường học truyền giáo hiện có trong nước.
Bà Moey Yoke Lai cho biết bà tin rằng các trường học thuộc hội truyền giáo có vai trò quan trọng trong hệ thống trường học hiện tại: nhấn mạnh vào việc “giáo dục toàn diện” và các nguyên tắc sáng lập chẳng hạn như giáo dục cho tất cả mọi người, tinh thần bác ái đối với những người nghèo và đau yếu bệnh tật, giáo dục cá nhân, tinh thần kỷ luật, sự kiên trì, là tiền thân của các chính sách giáo dục quốc gia.
“Chúng ta được mời gọi đối với một nền giáo dục vốn làm cho con người phát triển như một tổng thể. Chúng ta phải dạy cho trẻ em về niềm vui của việc học tập, sự tôn trọng và đánh giá cao vẻ đẹp của Thiên Chúa. Đó chính là nhiệm vụ của chúng ta để cho tất cả mọi học sinh nhận thấy những đức tính Kitô giáo về tinh thần kỷ luật, sự siêng năng, tinh thần bác ái và đức tính liêm chính”, bà Moey phát biểu với Fides.
Với dân số Malaysia 10,5 triệu người trẻ tuổi độ tuổi từ 1 đến 19 tuổi, buổi hội thảo cũng chỉ ra sự cần thiết phải làm cho các trường học giáo trở thành một lĩnh vực của sứ mạng truyền giáo.
Malaysia, một quốc gia chủ yếu là Hồi giáo được thành lập dựa trên các nguyên tắc thế tục, được khai sinh như một quốc gia độc lập cách đây 55 năm. Kitô giáo ở Malaysia là một tôn giáo được thực hành bởi 9,2% dân số (theo cuộc điều tra dân số năm 2010). Hai phần ba trong tổng số 2,6 triệu Kitô hữu sống ở miền đông Malaysia, tức là ở các tỉnh Sabah và Sarawak, chiếm 30% dân số.
Minh Tuệ chuyển ngữ
Thông tin
Chia sẻ Lời Chúa
Tìm kiếm
Bài giảng- Thánh Lễ
Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
Tin mới
- "Đem tất cả những thứ này ra khỏi đây!" Suy niệm Lời Chúa - Chúa Nhật Tuần 3 Mùa Chay || 07/03/2021
- "Đền thờ là thân thể Người" Suy niệm Lời Chúa - Chúa Nhật Tuần 3 Mùa Chay || 07/03/2021
- Tông du Iraq: Diễn văn (3) trong cuộc gặp gỡ liên tôn tại Ur
- Tông du Iraq: ĐTC cầu nguyện với các tôn giáo cùng tổ phụ Ápraham tại quê hương tổ phụ
- Tông du Iraq: Gặp gỡ riêng với Đại Ayatollah Al-Sistani
- Tông du Iraq: Gặp gỡ các giám mục, linh mục, tu sĩ, giáo lý viên
- "Ăn mừng" Suy niệm Lời Chúa - Thứ Bảy Tuần 2 Mùa Chay || 05/03/2021
- Thứ Bảy Tuần 2 Mùa Chay - Suy Niệm Tin Mừng: Lc 15, 1-3. 11-32
- ĐTC gặp gỡ chính quyền, đại diện xã hội dân sự và ngoại giao đoàn
- Tổng thống Iraq chào đón ĐTC Phanxicô
- ĐTC Phanxicô đến phi trường Baghdad và được Thủ tướng Iraq chào đón
- ĐTC Phanxicô lên đường viếng thăm Iraq
- ĐTC Phanxicô đến đền thờ Đức Bà Cả cầu nguyện cho chuyến tông du Iraq
- Các tổ chức tôn giáo đang hoạt động ở Iraq chào đón ĐTC thăm nước này
- "Sinh hoa lợi" Suy niệm Lời Chúa - Thứ Sáu Tuần 2 Mùa Chay || 05/03/2021
- ĐTC Phanxicô hoan nghênh việc dịch Thông điệp “Tất cả anh em” sang tiếng Nga
- Sứ điệp ĐTC gửi nhân dân Iraq trước chuyến viếng thăm nước này
- Phỏng vấn ĐHY Pietro Parolin về chuyến viếng thăm Iraq của ĐTC
- Các tổ chức tôn giáo đang hoạt động ở Iraq chào đón ĐTC thăm nước này
- Sau 4.000 năm, thành Ur, quê hương tổ phụ Abraham, được chiếu sáng