Linh Ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp: Một Giáo Huấn Về Gia Đình
Thứ Sáu, 17-08-2018 | 15:50:57
Khi các thừa sai đi thăm từng gia đình, bức ảnh được “tôn kính” trong hầu hết mọi gia đình. Từ lúc đó trở đi, gia đình tôi bắt đầu truyền thống có Linh ảnh trong nhà, bắt đầu từ ông bà tôi, và tiếp tục tới bố mẹ tôi. Trên nền tảng hôn nhân gia đình, một nơi trang trọng, là ‘bức linh ảnh được tôn thờ’ của Mẹ của chúng ta về sự hằng cứu giúp.
Nếu thực hiện một nghiên cứu xác định hình ảnh tôn kính nhất trong các nhà Công Giáo trên khắp thế giới, chắc chắn Đức Trinh Nữ Maria sẽ là ứng cử viên đắt giá. Ở các vùng khác nhau, Mẹ được gọi bằng nhiều danh hiệu khác nhau, có thể là Đức Mẹ Lộ Đức, hay Guadalupe, hay Núi Carmel, chưa kể đến vô số các việc sùng kính theo các địa phương khác nhau. Nhưng nếu nghiên cứu cả toàn cầu, và bao gồm cả những vùng xa xôi nhất của Châu Á và Amazonia và các Giáo Hội lễ nghi Đông phương, tôi chắc chắn rằng hình ảnh tôn kính nhất sẽ được tìm thấy là Linh ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp của chúng ta. Và tôi không nghĩ điều này không chỉ vì những nỗ lực truyền giáo cá nhân của các Thừa sai Dòng Chúa Cứu Thế, mà còn vì nhiều yếu tố vốn có trong chính Linh ảnh.
Thực tế là nó là một Linh ảnh, trình bày Chúa Giêsu với Mẹ của mình (không chỉ riêng một mình Đức Trinh Nữ Maria), biểu lộ các yếu tố thần học, mô tả sự dịu dàng, và thể hiện sự gần gũi và che chở. Tất cả đều góp phần vào sự nổi tiếng đó. Bức Linh ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp chứa đựng một kho tàng của đời sống Kitô hữu, và đó là cách mà dân Thiên Chúa đã đón nhận.
- Sự hiện diện của Linh ảnh trong gia đình chúng ta
Bức Linh ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp có một vị trí đặc biệt trong các nhà thờ, nhưng cũng có một nơi đặc biệt hơn trong nhà của người dân. Ở đây tôi muốn nói điều gì đó về kinh nghiệm cá nhân của riêng tôi, điều mà tôi tin cũng là kinh nghiệm của nhiều Kitô hữu khác. Trong vài thập niên đầu của thế kỷ XX, nhiều sứ vụ khác nhau đã được rao giảng tại thị trấn nơi các tổ tiên của tôi sống. Nhìn vào sử liệu của thị trấn, chúng ta biết rằng những điều này được thực hiện bởi nhiều cộng đoàn tôn giáo khác nhau, nhưng không ai để lại một ấn tượng sâu sắc như ‘Sứ Vụ Thánh’ được rao giảng bởi Dòng Chúa Cứu Thế. Điều đặc biệt ấn tượng đã được lưu lại bởi Đức Maria mà hình ảnh này đã trở thành ‘ký ức’ của sứ vụ – hình ảnh của Mẹ của chúng ta về sự hằng cứu giúp mà những thừa sai tạo nên đã trở nên nổi tiếng.
Khi các thừa sai đi thăm từng gia đình, bức ảnh được “tôn kính” trong hầu hết mọi gia đình. Từ lúc đó trở đi, gia đình tôi bắt đầu truyền thống có Linh ảnh trong nhà, bắt đầu từ ông bà tôi, và tiếp tục tới bố mẹ tôi. Trên nền tảng hôn nhân gia đình, một nơi trang trọng, là ‘bức linh ảnh được tôn thờ’ của Mẹ của chúng ta về sự hằng cứu giúp.
Bên cạnh một món đồ nội thất quan trọng khác trong nhà chúng tôi là máy may Singer, được may gần như tất cả quần áo cho gia đình, kể cả quần áo trẻ em. Mẹ tôi làm việc đó hàng giờ, và chúng tôi biết rằng, trong ngăn kéo máy, bà luôn giữ một số thẻ cầu nguyện với Mẹ Hằng Cứu Giúp, mà bà sẽ tặng cho bất kỳ bạn bè nào đang phải trải qua thời gian cầu nguyện đặc biệt.
Bởi vì điều này, khi tôi đến Đệ tử viện DCCT và thấy hình ảnh chủ tọa trong nhà thờ, tôi cảm thấy như ở nhà. Đó là một chặng đường dài từ nhà, nhưng nó giống như hít thở cùng một không khí. Không nghi ngờ gì nữa, đây là một yếu tố quan trọng trong sự kiên trì của tôi trong ơn gọi của mình.
- Linh ảnh như một tổng hợp các truyền thống
Các chuyên gia nói rằng: Linh ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp, đại diện cho một tổng hợp các truyền thống Byzantine một biểu tượng học của Theotokos, hoặc, Mẹ của Thiên Chúa. Vì lý do này, việc đọc Linh ảnh một chiều và vội vã – điều này sẽ chỉ làm thay đổi thần học của nó – sẽ không bao giờ làm được. Cũng không phải là tìm kiếm các kỹ thuật được sử dụng trong việc sản xuất Linh ảnh theo chỉ tiêu chủ đề mà nó đại diện, hoặc để hướng tới tác giả bằng chỉ tiêu biểu tượng, hoặc cảm hứng nghệ thuật cho nó với chỉ tiêu thông điệp tâm linh của nó.
Trong Linh ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp, kết hợp ba loại biểu tượng với nhau: Strastnaya (hoặc Trinh Nữ chịu khổ nạn – thấy các Tổng Lãnh cầm các dụng cụ của cuộc khổ nạn), Glycophilousa (hoặc Đức Mẹ của sự khoan dung – ghi lại sự khoan dung của Mẹ trong Linh ảnh), và Hodegetria (truyền tải Mẹ là Đấng chỉ đường – nhận thấy nơi bàn tay Đức Maria chỉ vào Chúa chúng ta). Trong ánh sáng của ba truyền thống mang tính biểu tượng này, chúng ta có thể nói về việc tổng hợp nỗi đau, tình yêu, và những lý tưởng truyền cảm hứng cho chúng ta, vào cuộc sống cá nhân và gia đình của mình. Đó là, sự phản ánh của quá khứ có thể được hình thành trong sự khoan dung chắc chắn mà chúng ta trải nghiệm được trong thời điểm hiện tại trước khi bức linh ảnh, dẫn dắt ta tiến bước thực sự. Với Paul Evdokimov, chúng ta có thể nói: “Đối diện với những lo toan và với cuộc chiến để tồn tại và tiêu diệt tình yêu bằng sự hận thù mà chúng ta chứng kiến, Linh ảnh là một yếu tố vĩnh cửu chỉ dẫn chúng ta ngang qua sự hiện diện và mời gọi chúng ta chuyển đổi triệt để như thể các mối tương quan con người, đến bí tích của anh chị em chúng ta, và nuôi dưỡng trái tim thực sự tràn đầy tình yêu dành cho Thiên Chúa và cho mọi loài thụ tạo.”
(còn tiếp)
Tịnh Trí Thiên theo cssr.news
Thông tin
Chia sẻ Lời Chúa
Tìm kiếm
Bài giảng- Thánh Lễ
Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
Tin mới
- Phong trào Hướng đạo Công giáo ngày càng được phụ huynh quan tâm
- Liên Hợp Quốc triệu tập hội nghị về bảo vệ các nơi thờ tự
- Chương trình Hành Hương Minh Niên - Tết Nguyên Đán Tân Sửu 2021
- Kinh Chiều cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô
- ĐTC Phanxicô: Đại hội Dân Chúa không phải cho nhóm ưu tú nhưng cho tất cả
- ĐTC cầu nguyện cho một người vô gia cư chết vì lạnh gần Vatican
- ĐHY Parolin gởi sứ điệp đến “Hội nghị thượng đỉnh về thích ứng khí hậu”
- Cùng nhau bước đi trên cùng một con đường. Công nghị tính theo quan điểm đại kết
- Vatican giảm dần tài trợ cho các giáo phận truyền giáo
- Các giám mục Philippines ban hành các quy tắc hướng dẫn cử hành thứ Tư lễ Tro
- Các giám mục Hoa Kỳ kêu gọi Tổng thống Biden loại bỏ quyền phá thai
- Kinh Truyền Tin 24/1: Thời gian đón nhận ơn cứu độ thì ngắn ngủi
- Chúa Nhật Lời Chúa (24/1): Chúa nói về điều gì và Chúa nói với ai?
- ĐTC Phanxicô Lại bị đau thần kinh tọa, không chủ sự các nghi lễ
- Chứng từ của cha Piero Cesco trong những ngày điều trị Covid-19 tại bệnh viện
- Thánh lễ truyền chức Phó Tế thầy Giuse Lê Thanh Huấn và G.B Nguyễn Thành Huyên DCCT VN tại Texas, USA
- Giấc mơ đại kết chưa tròn
- Sứ điệp của ĐTC Phanxicô nhân Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội năm 2021
- ĐTC công bố Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội lần thứ 55
- Hàn Lâm viện về Sự sống cảnh báo những tiêu cực trong sản xuất và phân phối vắc-xin