Kyrgyzstan: Hành trình của một cộng đồng đức tin nhỏ bé
Thứ Hai, 11-03-2019 | 21:07:18
“Giáo hội Công giáo tại Kyrgyzstan đã bắt nguồn từ rất lâu, nhưng đã trải qua những thay đổi lớn trong suốt lịch sử: có mặt ở đất nước này ít nhất 150 năm, cộng đồng Công giáo được hình thành từ các công dân Đức, Ba Lan hoặc Ukraine, và trong nhiều thập kỷ, những người này đã phải sống hầm trú dưới sự bách hại của chế độ Xô Viết. Mặc dù vậy, đức tin này vẫn còn tồn tại”, theo Đức Cha Anthony Corcoran.
Có khoảng từ 600 đến 1.500 tín hữu Công giáo rải rác khắp đất nước.
“Giáo hội Công giáo tại Kyrgyzstan đã bắt nguồn từ rất lâu, nhưng đã trải qua những thay đổi lớn trong suốt lịch sử: có mặt ở đất nước này ít nhất 150 năm, cộng đồng Công giáo được hình thành từ các công dân Đức, Ba Lan hoặc Ukraine, và trong nhiều thập kỷ, những người này đã phải sống hầm trú dưới sự bách hại của chế độ Xô Viết. Mặc dù vậy, đức tin này vẫn còn tồn tại”. Trên đây là những điều mà Đức Cha Anthony Corcoran, Tu sĩ Dòng Tên Texan và Giám Quản Tông Tòa Kyrgyzstan chia sẻ với Fides News Agency hôm 6 tháng 3 năm 2019.
“Tôi nhớ rằng khi tôi đến đất nước này, tôi đã hỏi mọi người rằng đức tin của họ có ý nghĩa gì với họ, họ đã cho tôi những câu trả lời hết sức đơn sơ, họ biết những điều quan trọng về Chúa Giêsu, Đấng sinh ra trong khó nghèo và đã làm nhiều phép lạ. Họ đã rất ngại làm dấu Thánh giá. Hầu hết tất cả trong số họ đều trả lời rằng việc trở thành người Công giáo đã thể hiện mối quan hệ với gia đình của một người, với đức tin của ông bà tổ tiên, nhưng hầu như không ai trong số họ từng thấy một linh mục. Ngày nay, chúng tôi cố gắng đảm bảo sự đồng hành về mặt tâm linh, mục vụ và Bí tích cho những người này”, vị Tu sĩ Dòng Tên giải thích.
Di sản của “một đức tin do ông bà truyền lại” đã phải đương đầu với hiện tượng di cư ồ ạt, sau sự sụp đổ của chế độ Xô Viết. Đức Cha Corcoran cho biết: “Từ giữa năm 1990 và 2000, nhiều người Công giáo đã rời đi. Con cháu của họ vẫn còn tiếp tục bám trụ lại nơi đây: hiện tại chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi có từ 600 đến 1.500 tín hữu Công giáo rải rác trên khắp đất nước. Với số lượng tín hữu khiêm tốn, có lẽ hầu hết mọi người dân Kyrgyzstan đều không biết đến Giáo hội Công giáo. Nhiều người liên kết nó với những người bị trục xuất ở Đức, và họ gọi chúng tôi là ‘Giáo hội Đức’. Nhưng những người biết chúng tôi lại hết sức tôn trọng vì họ kết nối chúng tôi với các công việc của lòng thương xót: nhiều năm trước, trong cuộc nội chiến, người Công giáo đã giúp đỡ tất cả mọi người bất kể sắc tộc của họ, vì vậy họ được coi như là những người giúp đỡ người khác bất kể niềm tin của họ”.
Ngày nay, Kyrgyzstan là một quốc gia nhỏ bé với dân số gần 6 triệu người: “Trong số này, 87-90% dân số tự coi mình là người Hồi giáo. Chính Thống giáo chiếm 8-11% tổng dân số, và những tuyên xưng đức tin Kitô giáo chỉ là một cộng đồng thiểu số hết sức nhỏ bé. Mặc dù vậy, chúng tôi vẫn có thể tự do làm việc, bởi vì ở đây vấn đề khoan dung tôn giáo được mọi người chấp nhận. Rõ ràng, mọi thứ phụ thuộc vào tâm lý của mọi người: một số cởi mở hơn để đón nhận, những người khác thì ít hơn. Một sự kiện gây ấn tượng mạnh đối với khu vực này của thế giới đó chính là chuyến viếng thăm của ĐTC Phanxicô đến Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất vì Ngài đã được truyền thông đưa tin rộng rãi và được Giáo hội coi như là một sự tôn trọng lớn đối với Hồi giáo”.
Hiện tại có ba Giáo xứ ở Kyrgyzstan thuộc các thành phố Bishkek, Jalal-Aba và Talas, nhưng hầu hết đều là các cộng đồng nhỏ bé nằm rải rác ở các vùng nông thôn của đất nước. Người Công giáo địa phương có thể tin tưởng vào sự hướng dẫn về mặt tâm linh bởi bảy linh mục, một tu sĩ và năm Nữ tu Dòng Phanxicô.
Minh Tuệ chuyển ngữ
Thông tin
Chia sẻ Lời Chúa
Tìm kiếm
Bài giảng- Thánh Lễ
Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
Tin mới
- Để tha thứ cho nhau trong gia đình đừng quên 9 điều này!
- "Ban những của tốt lành" Suy niệm Lời Chúa - Thứ Năm Tuần 1 Mùa Chay || 25/02/2021
- Đức Thánh Cha gửi điện thư chia buồn về vụ tấn công ở Congo
- Tòa Thánh tái khẳng định giải trừ vũ khí là mệnh lệnh đạo đức
- Tòa Thánh kêu gọi vắc xin Covid-19 cho tất cả
- Các lãnh đạo Công giáo kêu gọi Liên minh châu Âu tăng tốc chích ngừa vắc xin
- Hội đồng giám mục Đức có nữ Tổng Thư ký đầu tiên
- Đức cha Leo Dalmao lên án việc phá hoại các nơi thờ phượng ở Basilan
- "Con Người sẽ là một dấu lạ" Suy niệm Lời Chúa - Thứ Tư Tuần 1 Mùa Chay || 24/02/2021
- ĐTC nhìn nhận nhân đức anh hùng của 3 nữ tu truyền giáo chết vì dịch Ebola ở Congo
- Tòa Thánh tham dự khóa họp thứ 46 của Hội đồng Nhân quyền LHQ
- ĐTC Phanxicô mời gọi hãy truyền ngọn lửa “tình yêu thương xót” của Chúa Giêsu
- Tòa Thánh kêu gọi tái khởi động chủ nghĩa đa phương sau Covid
- Công giáo Myanmar tuần hành vì hòa bình; các giám mục kêu gọi đối thoại, chấm dứt bạo lực
- Giáo hội Paraguay tố cáo tình trạng sống tồi tệ của các tù nhân
- "Biết rõ anh em cần gì" Suy niệm Lời Chúa - Thứ Ba Tuần 1 Mùa Chay || 23/02/2021
- ĐTC Phanxicô tôn vinh sự hy sinh của các nhân viên y tế đã chết trong đại dịch Covid-19
- Bộ Phong thánh nhìn nhận phép lạ nhờ lời chuyển cầu của chị Armi Barelli
- Đức cha Crociata: Châu Âu cần một Mùa Chay của Thần Khí
- Các Giám mục Pháp ủng hộ các trường đại học hoạt động bình thường trở lại