Ký ức Mùa Hè
Chúa Nhật, 01-05-2016 | 14:11:17
Giữa trưa hè oi bức, đang lan man trở về với ký ức của ngày này 41 năm về trước. Lòng bỗng thấy buồn da diết, ai rủ đi đâu cũng chẳng muốn đi.
Thời tiết tháng 4 ngày xưa cũng quá nóng, như lại càng nóng hơn vì đạn bom tàn phá quê hương, cảnh chết chóc, nhà tan cửa nát vì cuộc chiến huynh đệ tương tàn.
Khói lửa làm cho bầu trời trở nên xám xịt, bên cạnh những khuôn mặt hốt hoảng đầy âu lo. Lòng người thì nóng như thiêu như đốt với bao nỗi hoang mang, chất chứa bao niềm u uẩn. Vào mùa hè năm 1972 nhiệt độ khá cao nhưng tình hình chiến sự còn tăng cao hơn đến nỗi báo chí đã giật tít là “mùa hè đỏ lửa”.

Những người lính Việt Nam Cộng Hòa dưới linh đài Mẹ La Vang, mùa hè đỏ lửa 1972. Ảnh Internet
Trở lại với những ngày hè năm nay, khí hậu cũng nghiệt ngã vô cùng, đi đâu, gặp ai cũng than nóng nực, uể oải quá. Bệnh cũng tăng nhiều, và đặc biệt tình trạng môi sinh cũng trở nên khốc liệt hơn, hạn hán, ngập mặn làm cho đồng khô cỏ cháy. Nhìn hình ảnh những ao hồ giờ chỉ còn trơ đầy trâu bò chết vì đói, khát, các làng nuôi cá bè, cá chết hàng loạt, mấy chục tấn cá chết nằm phơi trắng bụng, bao nhiêu vốn liếng bỏ ra giờ thành tay trắng. Lòng người đã ly tán, thế nước đã mong manh, rừng vàng biển bạc nay còn đâu, đến nỗi người dân phải ly hương trên chính quê hương để tìm kế mưu sinh, thì làm sao nước mạnh dân giàu. Chúng ta không khỏi chạnh lòng. Càng đau lòng hơn, vì trong những ngày gần đây tại Hà Tĩnh, Quảng Bình và một số tỉnh miền Trung, cảnh cá chết nổi lềnh bềnh trên biển. Xác cá lớn lẫn cá bé trôi dạt vào bờ. Nhìn những thân cá mục nát, thối rữa mà thương thay cho thân phận ươn hèn, nhu nhược của những người có câu trả lời tránh né, không dám nói lên sự thật, nói lời xin lỗi muộn vì còn chờ sự sắp xếp của cấp trên, chứ không xuất phát từ trách nhiệm và lòng tự trọng tối thiểu của một công chức.
Trước tình hình trên, một số tổ chức dân sự và tôn giáo đã lên tiếng, như Ban Công lý và Hòa bình Giáo phận Vinh. Xin tóm lược một số nội dung đã được các tổ chức đề nghị như sau:
- Thành lập ủy ban điều tra, tìm nguyên nhân, đưa giải pháp ngăn ngừa thảm họa hiện nay và tương lai.
- Hỗ trợ đời sống ngư dân, tạm ngưng hoạt động các khu cũng nghiệp.
- Làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm những kẻ gây ra sự cố.
- Đồng bào, ngư dân Quảng Bình và Hà Tĩnh dựng lều và đem cá ra Quốc lộ, phản đối, yêu cầu chính quyền làm rỏ nguyên nhân cá chết.
- Làm rõ mức độ ô nhiễm của biển.
- Tìm ra thủ phạm gây ra thảm họa môi trường.
- Lấy tiền đốt pháo hoa cứu trợ ngư dân.
- Tuần hành vì môi trường vào ngày 1/5…
Thiển nghĩ, người Công giáo chúng ta ngoài việc đóng góp, chia sẻ với nỗi khó khăn với đồng bào, cũng nên tham gia lên tiếng bảo vệ quê hương, gìn giữ môi trường, lên tiếng trước bất công thì chắc chắn sẽ sâu sắc hơn là chỉ hướng đến cầu nguyện. Xin Chúa ban cho mỗi người chúng ta đức tin bền vững, để với lòng khiêm tốn chúng ta hạ mình sám hối và cầu nguyện cách hết lòng.
Mỗi người sám hối, tất cả mọi người cùng sám hối. Mọi người cầu nguyện, tất cả chúng ta cùng hiệp dâng lời cầu nguyện về những thiếu sót trong việc loan báo Tin Mừng (tân phúc âm hóa ). Mà trong thế giới hiện nay với rất nhiều hiểm họa về hạt nhân, mâu thuẫn sắc tộc, nạn bành trướng, thiên tai và các thảm họa về môi trường đang chực chờ xảy ra. Riêng tại Việt Nam, chúng ta đang đứng trước muôn vàn thử thách. Văn hóa đang trở nên ngày càng suy đồi, các giá trị truyền thống đang mất dần. Chính trị thì thiếu tôn trọng các quyền cơ bản của con người. Kinh tế chưa thay đổi để hội nhập với thế giới, dẫn đến Việt Nam được gọi là nước không chịu phát triển, nguy hiểm hơn hết là hiểm họa nô lệ Trung Cộng ngày càng trở nên gần.
Sách thánh kể lại câu chuyện, khi ông Môsê giơ tay lên thì dân Ítraen thắng thế, còn khi ông hạ tay xuống thì Amalếch thắng thế. Nhưng ông Môsê mỏi tay, nên người ta lấy một hòn đá kê cho ông ngồi, còn ông Aharon và ông Khua thì đỡ tay ông, mỗi người một bên. Nhờ vậy, tay ông Môsê cứ giơ lên được mãi, cho đến khi mặt trời lặn. Ông Giôsuê đã dùng lưỡi gươm đánh bại Amalếch …(Xh 17,8.13).
Câu chuyện ấy của Thánh Kinh cho thấy, cần lắm những hành động cụ thể, chứ không chỉ là những lời nói xuông, những kêu gọi chung chung và đây là điều chúng con mong đợi nơi các vị chủ chăn trong lúc này?
Nam Bắc
Tags: biểu tình, quảng bình, Vũng Áng
Thông tin
Chia sẻ Lời Chúa
Tìm kiếm
Bài giảng- Thánh Lễ
Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
Tin mới
- Phong trào Hướng đạo Công giáo ngày càng được phụ huynh quan tâm
- Liên Hợp Quốc triệu tập hội nghị về bảo vệ các nơi thờ tự
- Chương trình Hành Hương Minh Niên - Tết Nguyên Đán Tân Sửu 2021
- Kinh Chiều cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô
- ĐTC Phanxicô: Đại hội Dân Chúa không phải cho nhóm ưu tú nhưng cho tất cả
- ĐTC cầu nguyện cho một người vô gia cư chết vì lạnh gần Vatican
- ĐHY Parolin gởi sứ điệp đến “Hội nghị thượng đỉnh về thích ứng khí hậu”
- Cùng nhau bước đi trên cùng một con đường. Công nghị tính theo quan điểm đại kết
- Vatican giảm dần tài trợ cho các giáo phận truyền giáo
- Các giám mục Philippines ban hành các quy tắc hướng dẫn cử hành thứ Tư lễ Tro
- Các giám mục Hoa Kỳ kêu gọi Tổng thống Biden loại bỏ quyền phá thai
- Kinh Truyền Tin 24/1: Thời gian đón nhận ơn cứu độ thì ngắn ngủi
- Chúa Nhật Lời Chúa (24/1): Chúa nói về điều gì và Chúa nói với ai?
- ĐTC Phanxicô Lại bị đau thần kinh tọa, không chủ sự các nghi lễ
- Chứng từ của cha Piero Cesco trong những ngày điều trị Covid-19 tại bệnh viện
- Thánh lễ truyền chức Phó Tế thầy Giuse Lê Thanh Huấn và G.B Nguyễn Thành Huyên DCCT VN tại Texas, USA
- Giấc mơ đại kết chưa tròn
- Sứ điệp của ĐTC Phanxicô nhân Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội năm 2021
- ĐTC công bố Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội lần thứ 55
- Hàn Lâm viện về Sự sống cảnh báo những tiêu cực trong sản xuất và phân phối vắc-xin