Hơn 4 ngàn Kitô hữu bị sát hại trong một năm
Thứ Sáu, 18-01-2019 | 21:12:44
Theo báo cáo thường niên của tổ chức quốc tế Open doors – Những cánh cửa mở – về tình hình bách hại Kitô hữu trên thế giới, trong năm vừa qua (2018) có hơn 4 ngàn Kitô hữu bị sát hại.

Kitô hữu Ấn độ (AFP or licensors)
Trong bản báo cáo được đưa ra hôm 16.01, tổ chức Open doors cho biết là trong năm vừa qua có hơn 245 triệu Kitô hữu bị bách hại dữ dội tại các quốc gia trên toàn thế giới; 4305 người bị giết vì những lý do liên quan đến đức tin của mình và 3150 người bi bắt, bị kết án và giam giữ không xét xử; 1847 nhà thờ và cơ sở Kitô giáo bị tấn công. Tổng cộng, có 35 nước Á châu, 15 nước Phi châu và 2 nước Mỹ châu Latinh nằm trong số các nước bách hại Kitô hữu.
Bắc hàn là quốc gia bách hại Kitô hữu khốc liệt nhất
Báo cáo của tổ chức Open doors cho biết Bắc hàn là quốc gia bách hại Kitô hữu dữ dội nhất. Số các thảm kịch tại Bắc hàn không ngừng gia tăng và mỗi năm nước này luôn bị xếp vào danh sách “đen” gồm 50 quốc gia, nơi các tín hữu Kitô bị đàn áp, đối xử tàn tệ, là đối tượng của xách nhiễu và bạo lực cho đến bị giết, bị điều kiện hóa trong đời sống cá nhân cũng như công cộng, vì niềm tin tôn giáo của họ.
11 nước đứng đầu danh sách “đen”
5 năm trước, chỉ có Bắc hàn nằm trong số các nước bách hại Kitô hữu khốc liệt, thiếu tự do nhất về tôn giáo, thì năm nay lên đến 11 nước bị xếp vào hạng mục này. Đứng đầu trong số các nước này là Bắc hàn, nơi mà người ta ước tính còn 50-70 ngàn Kitô hữu vẫn đang bị cầm tù trong các trại lao động. Tiếp đến là Afghanistan và Somalia, vì các tổ chức Hồi giáo cực đoan và sự bất ổn chính trị. Sau đó đến Libia, Pakistan, Sudan, Eritrea, Yemen, Iran, Ấn độ và Siria.
Chủ nghĩa độc tài quốc gia, Hồi giáo quá khích, chủ nghĩa dân tộc tôn giáo
Những lý do đưa đến sự gia tăng bách hại chủ yếu là do các chủ nghĩa độc tài quốc gia, sự gia tăng đàn áp của Hồi giáo và của chủ nghĩa dân tộc tôn giáo, đặc biệt là Ấn Độ giáo ở Ấn Độ và Phật giáo ở Myanmar, sự bất khoan dung xã hội đối với các lãnh đạo của các Giáo hội chống lại tham nhũng và các băng đảng ma túy, ở Mexico và Colombia, và sự đối kháng bộ lạc ở các vùng nông thôn.
Phi châu là đại lục nguy hiểm nhất đối với Kitô hữu
Đại lục là Phi châu; chỉ riêng ở Nigeria trong năm qua đã có 3731 tín hữu bị giết. Tình hình cũng trở nên tệ hơn tại Libia, Algeria, Ai cập, Tunisia, Marốc, và vùng sừng châu Phi ở Etiopia và Eritrea.
Á châu có nhiều nước bách hại Kitô hữu nhất
Tại Á châu, Trung quốc đứng thứ 27 trong danh sách các nước bách hại và đứng đầu về số tù nhân. Trong khi đó, Ấn độ đứng đầu về các đạo luật chống cải đạo và không có ngày nào mà không có một Kitô hữu hay một nhà thờ bị tấn công.
Tổ chức Open doors kêu gọi cộng đồng quốc tế đón nhận lời kêu cứu của 245 triệu Kitô hữu bị bách hại và yêu cầu công chúng trong thế giới tự do nhận thức về thảm kịch này: “chúng ta nói không với tình trạng điếc về cảm xúc.” (Vatican News 16.01.2019)
Hồng Thủy – Vatican
Thông tin
Chia sẻ Lời Chúa
Tìm kiếm
Bài giảng- Thánh Lễ
Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
Tin mới
- ĐTC tặng vắc xin cho người vô gia cư
- Do đại dịch, ĐTC và giáo triều Roma không thể tham dự cuộc tĩnh chung hàng năm
- ĐTC bổ nhiệm thành viên mới cho Hàn lâm viện Tòa Thánh về Khoa học Xã hội
- Chủ tịch HĐGM Hoa Kỳ hy vọng tổng thống Biden cùng Giáo hội giải quyết nạn phá thai
- Đức Thượng phụ Giêrusalem gặp gỡ các quan chức cấp cao của Jordan
- ĐTC Phanxicô gửi thông điệp cho Tổng thống Biden nhân dịp ông nhậm chức
- ĐTC Phanxicô: Chỉ đối thoại không đủ giúp các Kitô hữu hiệp nhất - cần cầu nguyện
- Giám mục Hoa Kỳ mời gọi tín hữu tham gia tuần 9 ngày cầu nguyện cho sự sống
- ĐTC Phanxicô kêu gọi các nước loại bỏ vũ khí hạt nhân
- Các tín hữu Úc được mời gọi hỗ trợ các linh mục trong các khu vực xung đột
- Các giám mục ở Manila muốn ưu tiên vắc-xin cho người nghèo trước các giáo sĩ
- Các Hồng y Ấn Độ thúc giục Thủ tướng mời ĐTC Phanxicô thăm nước này
- Đức cha Antoniazzi: người dân Tunisia đói khát, giới trẻ thất vọng
- 15 tổ chức Công giáo phản đối dùng vũ lực ngăn dòng người Honduras di cư
- ĐTC khuyến khích hàng giáo sĩ Venezuela yêu thương và phục vụ
- Cộng đoàn nữ tu đại kết Grandchamp và Tuần Cầu nguyện cho sự Hiệp nhất Kitô hữu
- Một linh mục Nigeria bị bắt cóc và bị sát hại dã man
- ĐTC Phanxicô đề cao di sản bất bạo động của Martin Luther King
- ĐTC Phanxicô: Lời nói có thể là nụ hôn nhưng cũng có thể là lưỡi dao
- ĐHY Pell hoan nghênh việc đưa phụ nữ vào hội đồng kinh tế của Vatican