Giáo triều tĩnh tâm: Sa mạc “hình ảnh cuộc sống”, đấu tranh, cầu nguyện
Thứ Bảy, 07-03-2020 | 01:15:57
Vào chiều thứ Tư và sáng thứ Năm, tại Nhà Thánh Marta ở Ariccia, cha Pietro Bovati tiếp tục hướng dẫn Giáo triều tĩnh tâm qua hai bài suy niệm. Trọng tâm của bài suy niệm đầu tiên là hành trình của Israel trong sa mạc, và bài kế tiếp liên quan đến ý niệm đấu tranh và cầu nguyện.
Ở bài suy niệm đầu tiên, cha Pietro Bovati nói: “Kinh Thánh chỉ cho chúng ta: nếu một mặt Thiên Chúa “là Đấng thực hiện lịch sử cứu độ”, thì mặt khác “nhấn mạnh đến tự do của con người”. Nếu không có phần hoạt động của con người thì hình ảnh lịch sử sẽ biến dạng, “trong đó Thiên Chúa hoạt động rất tuyệt vời”, nhưng con người có nguy cơ trở thành “đối tượng thụ động thuần túy”.
Tiếp theo, vị giảng thuyết chuyển tư tưởng sang hình ảnh sa mạc: “40 năm hành trình sa mạc biểu thị toàn bộ sự hiện hữu, đó là trái đất của chúng ta, nơi con người đau khổ, nhưng đó lại là nơi Thiên Chúa tỏ mình. Thời gian vượt qua sa mạc là thời gian của chúng ta, thời gian của con người, thời gian con người có thể bị cám dỗ”.
Tiếp đến, vào sáng thứ Năm cha Bovati đã tập trung vào chủ đề “Chiến đấu và cầu nguyện”. Theo cha, Giáo hội đang bị tấn công dữ dội, công khai và nham hiểm. Đứng trước hiện trạng này, sự đáp trả của Giáo hội nằm ở chỗ sống chứng tá kết hợp đời sống cầu nguyện đích thực.
Cha Bovati nói: “Chúng ta dành riêng ngày hôm nay để suy niệm về sự dấn thân cá nhân mà Chúa đòi hỏi nơi mỗi người, theo ơn gọi, ân sủng đã nhận lãnh, cùng với những bổn phận liên quan đến ân ban. Trong một xã hội bị thương tích, bị bỏ rơi, phải đối diện với những nhu cầu cấp bách và đau khổ, các vị mục tử được khuyến khích thi hành nhiều hoạt động mục vụ. Tuy nhiên, điều này không thể làm chúng ta mất đi cái nhìn thiết yếu của việc cầu nguyện”.
Cha Bovati đơn cử một ví dụ để khẳng định điều trên: khuôn mặt của Môsê. Trong lúc trận chiến đang diễn ra, ông Môsê đi cầu nguyện. Ông hướng cái nhìn về Thiên Chúa; ông nhìn lên Chúa không phải vì ông không quan tâm đến trận chiến, nhưng vì ông muốn hướng nó đến chiến thắng trọn vẹn nhất. Môsê trên núi đại diện cho sức mạnh kín đáo dẫn dắt đội quân chiến thắng. Cha Bovati kết luận: “Chìm đắm trong Chúa là điều kiện không thể thiếu để thành công trong trận chiến trên mặt đất này”.
Ngọc Yến – Vatican
Thông tin
Chia sẻ Lời Chúa
Tìm kiếm
Bài giảng- Thánh Lễ
Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
Tin mới
- Bộ Đời Sống Thánh Hiến: Thư gửi tất cả những người sống đời thánh hiến 2021
- Một linh mục Philippines bị giết hại tại Mindanao
- Giáo hội Brazil tố cáo tình trạng tra tấn và bạo hành trong nhà tù
- Mỗi tuần, nhà thờ chính tòa giáo phận Seoul phân phát 1.400 phần ăn cho người vô gia cư
- Phong trào Hướng đạo Công giáo ngày càng được phụ huynh quan tâm
- Liên Hợp Quốc triệu tập hội nghị về bảo vệ các nơi thờ tự
- Chương trình Hành Hương Minh Niên - Tết Nguyên Đán Tân Sửu 2021
- Kinh Chiều cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô
- ĐTC Phanxicô: Đại hội Dân Chúa không phải cho nhóm ưu tú nhưng cho tất cả
- ĐTC cầu nguyện cho một người vô gia cư chết vì lạnh gần Vatican
- ĐHY Parolin gởi sứ điệp đến “Hội nghị thượng đỉnh về thích ứng khí hậu”
- Cùng nhau bước đi trên cùng một con đường. Công nghị tính theo quan điểm đại kết
- Vatican giảm dần tài trợ cho các giáo phận truyền giáo
- Các giám mục Philippines ban hành các quy tắc hướng dẫn cử hành thứ Tư lễ Tro
- Các giám mục Hoa Kỳ kêu gọi Tổng thống Biden loại bỏ quyền phá thai
- Kinh Truyền Tin 24/1: Thời gian đón nhận ơn cứu độ thì ngắn ngủi
- Chúa Nhật Lời Chúa (24/1): Chúa nói về điều gì và Chúa nói với ai?
- ĐTC Phanxicô Lại bị đau thần kinh tọa, không chủ sự các nghi lễ
- Chứng từ của cha Piero Cesco trong những ngày điều trị Covid-19 tại bệnh viện
- Thánh lễ truyền chức Phó Tế thầy Giuse Lê Thanh Huấn và G.B Nguyễn Thành Huyên DCCT VN tại Texas, USA