Giáo hội tại châu Á lựa chọn năng lượng tái tạo trong sự hài hòa với ‘Laudato Sì’
Thứ Bảy, 23-02-2019 | 20:57:53
“Các quốc gia châu Á cần phải nhanh chóng chuyển từ các loại nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng sạch, và Giáo hội Công giáo đã góp phần vào sự thay đổi về mặt văn hóa và thực tế này”, theo linh mục Irudayam.
Cox’s Bazar (Agenzia Fides) – Giáo hội Công giáo tại châu Á, trong sự hài hòa với Thông điệp Laudato Sì, đã đưa ra một sự lựa chọn ủng hộ năng lượng tái tạo như một đóng góp để giải quyết vấn đề phức tạp đối với vấn đề biến đổi khí hậu trên thế giới. Đây chính là những gì nổi lên từ cuộc họp gần đây được thúc đẩy bởi Liên Hội đồng Giám mục Á Châu, được tổ chức trong những ngày gần đây tại Cox’s Bazar, Bangladesh. “Việc thúc đẩy năng lượng tái tạo ở tất cả mọi Giáo xứ, cộng đồng Công giáo và viện giáo dục, tại châu Á cũng như trên toàn thế giới, là một vấn đề của việc phân biệt, đó chính là một lựa chọn quan trọng”, Cha Charles Irudayam, một linh mục người Ấn Độ có mặt tại cuộc họp, nguyên Thư Ủy ban Công lý, Hòa bình và Phát triển của Hội đồng Giám mục Ấn Độ. Linh mục Irudayam nằm trong số 40 tham dự viên (bao gồm các Giám mục, linh mục và giáo dân), đại diện cho 11 quốc gia châu Á, được tổ chức bởi Văn phòng Phát triển Con người (OHD) trực thuộc Liên Hội đồng Giám mục Á Châu (FABC). Chủ đề trọng tâm đó chính là “Lựa chọn năng lượng tái tạo trong bối cảnh châu Á”.
Phát biểu với Fides, Linh mục Irudayam lưu ý: “Theo báo cáo được công bố vào tháng 8 năm 2018 bởi Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế, châu Á chiếm gần hai phần ba mức tăng năng suất để tạo ra năng lượng tái tạo, trên phạm vi toàn cầu. Với sự phát triển của các nền kinh tế châu Á, nhu cầu năng lượng hiện đang ngày càng gia tăng. Chính phủ của nhiều quốc gia châu Á đã tập trung sự chú ý của họ vào các nguồn năng lượng tái tạo như: gió, mặt trời, năng lượng sinh học, địa nhiệt và thủy điện, do lo ngại về vấn đề an ninh đối với nguồn cung, đối với sự biến động giá cả và các vấn đề về môi trường”.
“Cần phải nhớ rằng năng lượng mặt trời và năng lượng gió – những hình thức năng lượng đáng tin cậy để tạo ra điện, nhưng chúng lại không góp phần vào sự thay đổi khí hậu hoặc ô nhiễm không khí – hiện rẻ hơn so với than trên khắp châu Á”, Linh mục Irudayam lưu ý.
“Lập luận rằng than mỏ chính là con đường nhanh nhất hoặc an toàn nhất hướng đến sự phát triển đã không còn hiệu lực khi chứng kiến những hậu quả có hại: chúng ta cần phải xem xét các chi phí liên quan đến việc điều trị bệnh nhân mắc các vấn đề về hô hấp, tái xây dựng các thành phố sau các trận lũ lụt dữ dội nhất, trợ giúp các nông dân mà mùa màng bị thất bại do tình trạng hạn hán nghiêm trọng, tất cả những hậu quả liên quan đến việc sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch”.
“Các quốc gia châu Á cần phải nhanh chóng chuyển từ các loại nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng sạch, và Giáo hội Công giáo đã góp phần vào sự thay đổi về mặt văn hóa và thực tế này”, theo linh mục Irudayam.
Chính phủ các nước châu Á “cần một sự thay đổi về mô hình tài chính cũng như những nỗ lực có hệ thống và phối hợp vì một hệ sinh thái toàn diện, đặt phẩm giá con người và việc chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta làm trung tâm của lĩnh vực chính trị. Đó chính là một thách thức to lớn cần phải đối mặt, nhưng đồng thời đó cũng chính là cơ hội cần phải nắm bắt với tinh thần can đảm”, linh mục Irudayam tiếp tục.
“Các Hội đồng Giám mục ở Châu Á đã khởi xướng các ủy ban về hệ sinh thái toàn diện như một sự đáp lại lời kêu gọi của ĐTC Phanxicô trong Thông điệp ‘Laudato Sì’, được công bố vào năm 2015, mà trong đó ĐTC Phanxicô khuyến khích tất cả mọi người có thành tâm thiện chí phải chăm sóc công trình sáng tạo”, vị linh mục người Ấn Độ nhắc lại.
“Giáo hội Công giáo tại châu Á – Linh mục Irudayam kết luận – nhận thức được tầm quan trọng cũng như sự cấp bách của việc đối phó với những thách thức của bảo vệ môi trường và đồng thời cố gắng thực hiện một đường hướng mới trong việc chăm sóc và bảo vệ công trình sáng tạo”.
Minh Tuệ chuyển ngữ
Thông tin
Chia sẻ Lời Chúa
Tìm kiếm
Bài giảng- Thánh Lễ
Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
Tin mới
- Phong trào Hướng đạo Công giáo ngày càng được phụ huynh quan tâm
- Liên Hợp Quốc triệu tập hội nghị về bảo vệ các nơi thờ tự
- Chương trình Hành Hương Minh Niên - Tết Nguyên Đán Tân Sửu 2021
- Kinh Chiều cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô
- ĐTC Phanxicô: Đại hội Dân Chúa không phải cho nhóm ưu tú nhưng cho tất cả
- ĐTC cầu nguyện cho một người vô gia cư chết vì lạnh gần Vatican
- ĐHY Parolin gởi sứ điệp đến “Hội nghị thượng đỉnh về thích ứng khí hậu”
- Cùng nhau bước đi trên cùng một con đường. Công nghị tính theo quan điểm đại kết
- Vatican giảm dần tài trợ cho các giáo phận truyền giáo
- Các giám mục Philippines ban hành các quy tắc hướng dẫn cử hành thứ Tư lễ Tro
- Các giám mục Hoa Kỳ kêu gọi Tổng thống Biden loại bỏ quyền phá thai
- Kinh Truyền Tin 24/1: Thời gian đón nhận ơn cứu độ thì ngắn ngủi
- Chúa Nhật Lời Chúa (24/1): Chúa nói về điều gì và Chúa nói với ai?
- ĐTC Phanxicô Lại bị đau thần kinh tọa, không chủ sự các nghi lễ
- Chứng từ của cha Piero Cesco trong những ngày điều trị Covid-19 tại bệnh viện
- Thánh lễ truyền chức Phó Tế thầy Giuse Lê Thanh Huấn và G.B Nguyễn Thành Huyên DCCT VN tại Texas, USA
- Giấc mơ đại kết chưa tròn
- Sứ điệp của ĐTC Phanxicô nhân Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội năm 2021
- ĐTC công bố Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội lần thứ 55
- Hàn Lâm viện về Sự sống cảnh báo những tiêu cực trong sản xuất và phân phối vắc-xin