Giáo Hội có nhiệm vụ đương dầu với các thách đố xã hội
Thứ Năm, 19-07-2018 | 20:57:44
ADDIS ABEBA: Giáo Hội cần đâm rễ sâu trong sứ mệnh rao truyền Tin Mừng, bao gồm cả việc đương đầu với các thách đố xã hội nữa.
ĐC Protase Rugambwa, Thư ký Bộ Truyền Giáo, đã nói như trên trong diễn văn khai mạc Đại hội khoáng đại lần thứ 19 của Liên HĐGM miền Đông Phi châu nhóm họp tại Addis Abeba thủ đô Etiopia ngày 15 tháng 7 vừa qua. ĐC thừa nhận rằng các Giáo Hội trong vùng phải đương đầu với các thách đố nghiêm trọng như: các chiến tranh xung đột, các chia rẽ và các vi phạm nhân quyền. Tất cả chúng đều là các vấn đề thành phần của thừa tác rao giảng Tin Mừng của Giáo Hội. Tuy nhiên, các thách đố này không được khiến cho chúng ta xa rời ơn gọi và sứ mệnh đem Tin Mừng tới cho thế giới, và dẫn đưa mọi người tới với Chúa Kitô, nghĩa là truyền giáo. Một trong các phương thế tốt nhất giúp ảnh hưởng trên cuộc sống xã hội là giáo dục và đào tạo các kitô hữu trưởng thành, hầu có thể đương đầu một cách hữu hiệu với các thách đố hiện nay của vùng Đông Phi châu.
ĐC Rugambwa nhấn mạnh: các Giáo Hội vùng Đông Phi châu phải là các chứng nhân đáng tin cậy của Tin Mừng, bằng cách thăng tiến hòa hợp trước hết từ nội bộ, vì các xung khắc bộ tộc đã không chỉ gây chia rẽ trong các xã hội của chúng ta, mà còn gây chia rẽ cả nơi các linh mục tu sĩ, các dòng tu và cả giữa các HĐGM với nhau nữa. Các chia rẽ đó đã gây ra nhiều khổ đau và gương mù gương xấu công khai tại vài phần đất của đại lục phi châu. Đây là lý do hơn bao giờ hết Giáo Hội tại Phi châu phải cảm thấy mình có trách nhiệm đặc biệt trong việc chữa lành các chia rẽ đó, bắt đầu từ trong nội bộ của mình. Để có thể thắng vượt các chia rẽ này cần thừa nhận các khác biệt của chúng ta như là điều tích cực và như là cái gì cần yêu mến và khai thác. Các cột trụ mà Giáo Hội phải củng cố để xây dựng hòa bình là: tôn trọng phẩm giá con người, thăng tiến sự phát triển toàn diện cho con người, chống lại việc chạy đua vũ trang, ủng hộ các tổ chức quốc tế và tha thứ cho nhau.
ĐC Rugambwa cũng nhắc tới gương mặt của Đức Phaolo VI, là vị Giáo Hoàng đã rất yêu thương Phi châu. Lễ phong hiển thánh cho ngài sẽ diễn ra vào tháng 10 tới đây trong bối cảnh của Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới về người trẻ, và ít tháng trước biến cố mừng 50 năm thành lập tổ chức SECAM mà chính ngài đã khởi xướng năm 1969 tại Kampala. Trong khi chờ đợi hai biến cố lớn này ĐC xin mọi người ôn lại sứ điệp Đức Phaolo VI gửi Giáo Hội tại Phi châu, trong đó ngài khích lệ việc phát triển địa phương và nghĩ ra các phương thế mới cho việc truyền giáo. (FIDES 16-7-2018)
Linh Tiến Khải Radio Vatican
Thông tin
Chia sẻ Lời Chúa
Tìm kiếm
Bài giảng- Thánh Lễ
Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
Tin mới
- ĐTC tặng vắc xin cho người vô gia cư
- Do đại dịch, ĐTC và giáo triều Roma không thể tham dự cuộc tĩnh chung hàng năm
- ĐTC bổ nhiệm thành viên mới cho Hàn lâm viện Tòa Thánh về Khoa học Xã hội
- Chủ tịch HĐGM Hoa Kỳ hy vọng tổng thống Biden cùng Giáo hội giải quyết nạn phá thai
- Đức Thượng phụ Giêrusalem gặp gỡ các quan chức cấp cao của Jordan
- ĐTC Phanxicô gửi thông điệp cho Tổng thống Biden nhân dịp ông nhậm chức
- ĐTC Phanxicô: Chỉ đối thoại không đủ giúp các Kitô hữu hiệp nhất - cần cầu nguyện
- Giám mục Hoa Kỳ mời gọi tín hữu tham gia tuần 9 ngày cầu nguyện cho sự sống
- ĐTC Phanxicô kêu gọi các nước loại bỏ vũ khí hạt nhân
- Các tín hữu Úc được mời gọi hỗ trợ các linh mục trong các khu vực xung đột
- Các giám mục ở Manila muốn ưu tiên vắc-xin cho người nghèo trước các giáo sĩ
- Các Hồng y Ấn Độ thúc giục Thủ tướng mời ĐTC Phanxicô thăm nước này
- Đức cha Antoniazzi: người dân Tunisia đói khát, giới trẻ thất vọng
- 15 tổ chức Công giáo phản đối dùng vũ lực ngăn dòng người Honduras di cư
- ĐTC khuyến khích hàng giáo sĩ Venezuela yêu thương và phục vụ
- Cộng đoàn nữ tu đại kết Grandchamp và Tuần Cầu nguyện cho sự Hiệp nhất Kitô hữu
- Một linh mục Nigeria bị bắt cóc và bị sát hại dã man
- ĐTC Phanxicô đề cao di sản bất bạo động của Martin Luther King
- ĐTC Phanxicô: Lời nói có thể là nụ hôn nhưng cũng có thể là lưỡi dao
- ĐHY Pell hoan nghênh việc đưa phụ nữ vào hội đồng kinh tế của Vatican