Đức Cha Phêrô Thiệu Chúc Mẫn trở về Ôn Châu
Thứ Sáu, 02-02-2018 | 00:46:39
Đức Cha Phêrô Thiệu Chúc Mẫn (Peter Shao Zhumin), đã nằm trong tay cảnh sát trong vòng bảy tháng. Áp lực đã được sử dụng để buộc Ngài phải gia nhập Hiệp hội Yêu nước.
Đức Cha Phêrô Thiệu Chúc Mẫn (Peter Shao Zhumin), Giám mục Địa phận Ôn Châu (Chiết Giang), được Toà Thánh công nhận, nhưng không phải bởi chính phủ, đã trở lại Giáo phận của mình. Vào ngày 27 tháng 1, Đức Cha Shao đã được đông đảo tín hữu Địa phận của mình chào mừngbằng một buổi lễ, những buổi cầu nguyện và một ca khúc được sáng tác đặc biệt dành cho sự trở về của Ngài. Ca khúc ca ngợi Ngài như là “vị Giám mục kính mến đã dẫn dắt chúng ta đến với Chúa Kitô. Đức Giám mục của chúng ta là một Mục tử tốt lành… tên tuổi của Ngài sẽ luôn được ghi khắc trong lòng mỗi người chúng ta”.
Vào ngày 18 tháng 5, Đức Cha Shao đã bị các lực lượng công an và các thành viên của Văn phòng Tôn giáo đưa ra khỏi Giáo phận và bị quản thúc tại Tây Ninh (Thanh Hải), cách Ôn Châu 2500 km, vẫn chịu sự canh giữ của cảnh sát. Tính đến ngày 4 tháng Giêng, Ngài đã được tự do di chuyển và không còn bị hộ tống bởi các nhân viên an ninh. Các nguồn tin từ Giáo phận đã phát biểu với AsiaNews rằng Đức Cha Shao sẽ dừng lại ở Bắc Kinh tại một bệnh viện để được điều trị sau ca phẫu thuật tai.
Trong những tháng này, cảnh sát đã gây áp lực về tâm lý nhằm buộc Đức Cha Shao phải gia nhập Hiệp hội Yêu nước, một Cơ quan của Đảng cộng sản muốn hướng đến việc xây dựng một Giáo hội độc lập với Toà Thánh. Đối mặt với sự từ chối của Ngài, vào đầu tháng 12, đại diện của Văn phòng tôn giáo đã đề nghị Ngài ký một văn bản với bốn điều kiện để nhận được sự công nhận của chính phủ. Những điều kiện đó bao gồm sự ủng hộ của Ngài đối với nguyên tắc về một Giáo hội độc lập; sự ủng hộ đối với việc tự đề cử và tự tấn phong các Giám mục; đồng tế với một vị Giám mục bất hợp pháp, không được Vatican công nhận; tuân thủ các quy định tôn giáo mới vốn sẽ được đưa ra vào tháng Hai tới. Nhưng một lần nữa, Đức Cha Shao lại từ chối.
Trong nhiều thập niên, cộng đồng Công giáo Ôn Châu – khoảng 130.000 tín hữu – đã bị chia rẽ giữa các cộng đồng Giáo hội chính thức và không chính thức: hơn 80.000 người thuộc cộng đồng không chính thức. Có 70 linh mục, được chia đều giữa hai cộng đồng. Đức Cha Shao, 54 tuổi, mặc dù là một thành viên thuộc Giáo hội hầm trú, cũng được cộng đồng chính thức đánh giá cao.
Sau vụ bắt giữ Đức Cha Shao, đại sứ Đức tại Bắc Kinh, ông Michael Clauss, đã lên tiếng về việc phóng thích Ngài. Thậm chí ngay cả Tòa Thánh cũng đã bày tỏ sự quan tâm đối với số phận của Đức Cha Shao.
Minh Tuệ chuyển ngữ
Thông tin
Chia sẻ Lời Chúa
Tìm kiếm
Bài giảng- Thánh Lễ
Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
Tin mới
- "Sinh hoa lợi" Suy niệm Lời Chúa - Thứ Sáu Tuần 2 Mùa Chay || 05/03/2021
- ĐTC Phanxicô hoan nghênh việc dịch Thông điệp “Tất cả anh em” sang tiếng Nga
- Sứ điệp ĐTC gửi nhân dân Iraq trước chuyến viếng thăm nước này
- Phỏng vấn ĐHY Pietro Parolin về chuyến viếng thăm Iraq của ĐTC
- Các tổ chức tôn giáo đang hoạt động ở Iraq chào đón ĐTC thăm nước này
- Sau 4.000 năm, thành Ur, quê hương tổ phụ Abraham, được chiếu sáng
- "Có một vực thẳm" Suy niệm Lời Chúa - Thứ Năm Tuần 2 Mùa Chay || 04/03/2021
- ĐTC Phanxicô xin cầu nguyện cho chuyến viếng thăm Iraq của ngài
- ĐTC Phanxicô: Nếu không biết Chúa Giê-su, chúng ta không dám tin Thiên Chúa yêu thương con người
- Sáng kiến 24 giờ cho Chúa
- Các giám mục Hoa Kỳ bày tỏ tình liên đới với người dân Myanmar sau cuộc đảo chính
- ĐTC Phanxicô có thể sẽ sử dụng xe bọc thép trong chuyến thăm Iraq
- Các nữ sinh Nigeria bị bắt cóc hôm 26/2 đã được trả tự do
- Tổ chức Trợ giúp các Giáo hội Đau khổ hỗ trợ học bổng cho giới trẻ Iraq
- "Anh em không được như vậy" Suy niệm Lời Chúa - Thứ Tư Tuần 2 Mùa Chay || 03/03/2021
- Thách đố của cộng đoàn Ki-tô hữu thiểu số Iraq để duy trì sự hiện diện của Kitô giáo
- Tổng Thư ký LHQ ca ngợi vai trò lãnh đạo quan trọng của ĐTC
- Sứ thần tại Iraq dương tính với Covid-19, 5 ngày trước chuyến tông du của ĐTC
- Các Giáo hội châu Âu tổ chức Hội thảo “Người già và tương lai của châu Âu”
- Gương can đảm của một nữ tu trong khủng hoảng Myanmar