ĐTC Phanxicô sẽ chủ sự buổi cầu nguyện cho Hòa bình tại Nam Sudan và Cộng hòa Dân chủ Congo
Thứ Sáu, 17-11-2017 | 17:04:10
ĐTC Phanxicô sẽ chủ sự một buổi cầu nguyện cho Hòa bình tại Nam Sudan và Cộng hòa Dân chủ Congo vào ngày 23 tháng 11, tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô vào lúc 5:30 chiều, giờ Rôma.
“Solidarity with South Sudan” (Liên đới với Nam Sudan) kết hợp với Văn phòng Công lý và Hoà bình của các tổ chức tôn giáo trên toàn thế giới đã tổ chức buổi cầu nguyện và khẳng định rằng khi ĐTC Phanxicô nghe nói về sáng kiến này, Ngài tuyên bố rằng Ngài muốn đích thân tham gia sự kiện này.
Các Kitô hữu trên khắp thế giới được mời gọi để cùng nhau cầu nguyện vào ngày giờ đã được ấn định cho Hòa bình trên thế giới, và nhất là ở Nam Sudan và ở Cộng hòa Dân chủ Congo, hai cuộc xung đột đã tàn phá các quốc gia, mà trong đó hàng triệu người bị buộc phải di tản đang phải chịu đựng những hậu quả của các cuộc khủng hoảng nhân đạo cực kì khủng khiếp.
Nữ tu Yudith Pereira Rico, Phó Giám đốc Điều hành của tổ chức này, đã phát biểu với các nhà báo rằng điều chính yếu mà người dân đề nghị Sơ thực hiện khi đến thăm đất nước Nam Sudan đó là hãy cho cả thế giới biết về những gì đang xảy ra ở đất nước của họ.
Quốc gia mới nhất trên thế giới đã rơi vào cuộc nội chiến vào cuối năm 2013, hai năm sau khi giành được độc lập từ Sudan, khiến cho 1/4 trong tổng dân số 15 triệu người phải rời bỏ nhà cửa của mình.
Nữ tu Yudith mô tả tình trạng bạo lực và ngược đãi liên tục diễn ra tại Nam Sudan như là “tội ác diệt chủng thầm lặng”.
Nữ tu Yudith phát biểu với Linda Bordoni, cộng tác viên Vatican Radio, về một sự kiên có ý nghĩa đối với những người dân đang đau khổ tại Nam Sudan khi biết rằng ĐTC Phanxicô và tất cả mọi Kitô hữu trên toàn thế giới đang cầu nguyện cho họ:
http://media02.radiovaticana.va/audio/audio2/mp3/00602897.mp3
Nữ tu Yudith cho biết rằng đối với họ, việc nhận biết rằng mọi người bên ngoài Nam Sudan, tại Rome, và nhiều nơi khác đang cầu nguyện cho họ, đó là nhận biết rằng “cả thế giới đang hướng về chúng ta”.
“Đối với họ, đó chính là nguồn sức mạnh và hy vọng cho tương lai để có thể cảm thấy rằng họ không hề đơn độc, và điều này rất quan trọng vì về phương diện khác, họ có thể tìm thấy can đảm để chống lại những điều mà họ đang phải chịu đựng hiện nay như những người tị nạn hay các nạn nhân …”, Nữ tu Yudith nói.
Và đồng thời việc nhấn mạnh những hành động ngược đãi mà những người dễ bị tổn thương nhất đang phải chịu đựng bao gồm việc sử dụng hành động hãm hiếp như một vũ khí chiến tranh, nữ tu Yudith nói, “để biết rằng mọi người đang nói về điều này có nghĩa là họ cũng vậy, khi nhân loại cũng phải được tính đến”.
“Họ cảm thấy họ không còn tin tưởng bất kỳ ai: đối với các nhà chính trị mà họ không trông mong gì đến, họ không tồn tại – những người này chỉ đấu tranh để giành quyền lực và tiền bạc”.
Nữ tu Yudith cho biết rằng hầu hết mọi người dân thậm chí không biết Nam Sudan là gì hay thực tế là một quốc gia.
Việc thừa nhận và cầu nguyện cho họ, Nữ tu Yudith nói, đồng nghĩa với việc trao cho họ phẩm giá và nói rằng “chúng tôi sẽ sát cánh bên tất cả anh chị em”.
Nữ tu Yudith cho biết rằng bất kể các sự kiện khủng khiếp đã khiến cho một quốc gia mới tan rã thành một cuộc xung đột, người dân vẫn muốn trở thành một quốc gia duy nhất.
Nữ tu Yudith giải thích rằng kể từ 20 năm chiến tranh, người dân không có bản sắc dân tộc, và trong khi các chiến binh đang tranh giành quyền lực và kiểm soát các thế hệ mới, phụ nữ và tất cả những người dân bình thường đều tin rằng họ có thể chung sống với nhau một cách hòa bình.
Nữ tu Yudith cũng nói về sự quan tâm của ĐTC Phanxicô đối với quốc gia này, và về việc điều đó đã tác động tích cực đến mong muốn đưa ra một tiến trình hòa bình nào đó.
“ĐTC Phanxicô đang mong đợi họ bắt đầu một điều gì đó để Ngài có thể đến và cho thấy sự ủng hộ của mình, nhưng họ phải bắt đầu …”, Nữ tu Yudit nói.
Minh Tuệ chuyển ngữ
Thông tin
Chia sẻ Lời Chúa
Tìm kiếm
Bài giảng- Thánh Lễ
Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
Tin mới
- ĐTC tặng vắc xin cho người vô gia cư
- Do đại dịch, ĐTC và giáo triều Roma không thể tham dự cuộc tĩnh chung hàng năm
- ĐTC bổ nhiệm thành viên mới cho Hàn lâm viện Tòa Thánh về Khoa học Xã hội
- Chủ tịch HĐGM Hoa Kỳ hy vọng tổng thống Biden cùng Giáo hội giải quyết nạn phá thai
- Đức Thượng phụ Giêrusalem gặp gỡ các quan chức cấp cao của Jordan
- ĐTC Phanxicô gửi thông điệp cho Tổng thống Biden nhân dịp ông nhậm chức
- ĐTC Phanxicô: Chỉ đối thoại không đủ giúp các Kitô hữu hiệp nhất - cần cầu nguyện
- Giám mục Hoa Kỳ mời gọi tín hữu tham gia tuần 9 ngày cầu nguyện cho sự sống
- ĐTC Phanxicô kêu gọi các nước loại bỏ vũ khí hạt nhân
- Các tín hữu Úc được mời gọi hỗ trợ các linh mục trong các khu vực xung đột
- Các giám mục ở Manila muốn ưu tiên vắc-xin cho người nghèo trước các giáo sĩ
- Các Hồng y Ấn Độ thúc giục Thủ tướng mời ĐTC Phanxicô thăm nước này
- Đức cha Antoniazzi: người dân Tunisia đói khát, giới trẻ thất vọng
- 15 tổ chức Công giáo phản đối dùng vũ lực ngăn dòng người Honduras di cư
- ĐTC khuyến khích hàng giáo sĩ Venezuela yêu thương và phục vụ
- Cộng đoàn nữ tu đại kết Grandchamp và Tuần Cầu nguyện cho sự Hiệp nhất Kitô hữu
- Một linh mục Nigeria bị bắt cóc và bị sát hại dã man
- ĐTC Phanxicô đề cao di sản bất bạo động của Martin Luther King
- ĐTC Phanxicô: Lời nói có thể là nụ hôn nhưng cũng có thể là lưỡi dao
- ĐHY Pell hoan nghênh việc đưa phụ nữ vào hội đồng kinh tế của Vatican