ĐTC Phanxicô cảnh báo những người cưỡng đoạt trẻ em trong chế độ nô lệ
Thứ Tư, 13-06-2018 | 06:56:14
Nhân Ngày Thế giới chống nạn lao động trẻ em, ngày 12 tháng 6, ĐTC Phanxicô đã đăng tải dòng tweet chống lại những người đã tước đoạt khỏi trẻ em những niềm vui của thời thơ ấu, buộc chúng tham gia vào những công việc nguy hiểm.
Khi thế giới đánh dấu Ngày Thế giới chống nạn lao động trẻ em của Liên Hiệp Quốc vào hôm thứ Ba 12/6, ĐTC Phanxicô đã mạnh mẽ lên tiếng chống lại tai họa này, đồng thời tố cáo những người đã phá vỡ hy vọng của những con người nhỏ bé.
“Trẻ em phải được vui chơi, học tập và phát triển trong một môi trường yên bình. Khốn cho bất cứ ai cản trở sự thúc đẩy vui mừng của chúng đối với niềm hy vọng!”, ĐTC Phanxicô cảnh báo trong một bài đăng trên tài khoản Twitter @Pontifex của mình.
Tổ chức Lao động Quốc tế
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) của LHQ đã đặt ra quy tắc hàng năm vào năm 2002 để tập trung sự chú ý vào mức độ toàn cầu đối với tình trạng lao động trẻ em và hành động cũng như những nỗ lực cần thiết để loại bỏ vấn đề này.
Ngày Thế giới chống lao động trẻ em năm nay và Ngày thế giới về An toàn và sức khỏe tại nơi làm việc vào ngày 28 tháng 4, làm nổi bật nhu cầu toàn cầu đối với việc cải thiện sự an toàn và sức khỏe của các công nhân trẻ và đồng thời chấm dứt tình trạng lao động trẻ em.
Chiến dịch chung nhằm thúc đẩy hành động để đạt được môi trường làm việc bảo đảm và an toàn cho tất cả những người lao động vào năm 2030 và đồng thời chấm dứt tất cả mọi hình thức lao động trẻ em vào năm 2025, vốn chính là một phần của Mục tiêu Phát triển Bền vững 8 (SDG).
152 triệu nạn nhân lao động trẻ em
Trên thế giới có 218 triệu trẻ em độ tuổi từ 5 đến 17 hiện đang làm việc. Trong số này, 152 triệu là nạn nhân của tình trạng lao động trẻ em; gần một nửa trong số đó (73 triệu) phải làm những công việc nguy hiểm.
Những trẻ em này phải làm việc cực nhọc ở các hầm mỏ và cánh đồng, ở các nhà máy và nhà cửa, bị phơi nhiễm với thuốc trừ sâu và các hóa chất độc hại khác, hoặc phải mang vác những vật nặng hoặc phải làm việc nhiều giờ.
Nhiều người trong số đó phải làm việc trong những điều kiện giống như nô lệ và bị cưỡng đoạt vào các hoạt động bất hợp pháp như buôn bán ma túy, mại dâm và xung đột vũ trang. Họ có nguy cơ phải hững chịu những hậu quả về thể chất và tâm lý suốt đời.
Cảnh báo của ĐTC Phanxicô
ĐTC Phanxicô đã nhiều lần kêu gọi cộng đồng quốc tế xóa bỏ tai họa lao động trẻ em. Trong buổi tiếp kiến chung của mình hôm 11 tháng 6 năm 2014, Ngài đã cầm một tập sách nhỏ màu đỏ của Tổ chức Lao động Quốc tế giống như chiếc thẻ đỏ của một trọng tài với dòng chữ “Tất cả hãy cùng nhau chống lại tình trạng lao động trẻ em”, được viết trên đó.
Năm trước đó, vào ngày 12 tháng 6 năm 2013, Ngày Thế giới chống nạn lao động trẻ em, trong buổi tiếp kiến chung của mình, ĐTC Phanxicô đã tố cáo tình trạng bóc lột trẻ em trong các công việc trong nước như là “một chế độ nô lệ thực sự”.
“Tất cả mọi trẻ em”, ĐTC Phanxicô nói, “phải được vui chơi, học tập, cầu nguyện và phát triển trong các gia đình riêng của chúng, và điều này trong một bối cảnh hài hòa của sự yêu thương và sự thanh thản”.
Dòng Tweet được đăng tải hôm thứ ba 12/6 của ĐTC Phanxicô là một sự vang vọng của lời cảnh báo của Ngài vào ngày 13 tháng 6 năm 2013, chống lại những người đã ngăn cản hy vọng của trẻ em.
ĐTC Phanxicô nói rằng đó chính là một tai họa mà nhiều người thay vì để cho trẻ em được vui chơi thì lại biến chúng thành nô lệ. “Một tuổi thơ thanh thản cho phép trẻ em mong đợi với sự tự tin vào cuộc sống và tương lai”. “Khốn cho bất cứ ai cản trở sự thúc đẩy vui mừng của chúng đối với niềm hy vọng!”, ĐTC Phanxicô cảnh báo.
Nạn Lao động trẻ em có thể bị loại trừ
Kailash Satyarthi, người đã được trao giải Nobel Hòa bình vào năm 2014 vì những nỗ lực chống lại tình trạng lao động trẻ em, tin rằng có thể xóa bỏ tình trạng lao động trẻ em.
Tại một cuộc thảo luận trực tuyến gần đây của ILO, ông cho biết rằng mọi người nên coi tình trạng lao động trẻ em như là một vấn đề cá nhân của mình, chứ không phải của người khác. Chính phủ và xã hội phải cảm nhận được tính khẩn cấp của nó, và không chờ đợi những người khác chống lại nó. Ông Satyarthi cho biết rằng trong 40 năm qua, ông đã xem tình cảnh của mọi đứa trẻ như của riêng mình.
Minh Tuệ chuyển ngữ
Thông tin
Chia sẻ Lời Chúa
Tìm kiếm
Bài giảng- Thánh Lễ
Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
Tin mới
- ĐTC tặng vắc xin cho người vô gia cư
- Do đại dịch, ĐTC và giáo triều Roma không thể tham dự cuộc tĩnh chung hàng năm
- ĐTC bổ nhiệm thành viên mới cho Hàn lâm viện Tòa Thánh về Khoa học Xã hội
- Chủ tịch HĐGM Hoa Kỳ hy vọng tổng thống Biden cùng Giáo hội giải quyết nạn phá thai
- Đức Thượng phụ Giêrusalem gặp gỡ các quan chức cấp cao của Jordan
- ĐTC Phanxicô gửi thông điệp cho Tổng thống Biden nhân dịp ông nhậm chức
- ĐTC Phanxicô: Chỉ đối thoại không đủ giúp các Kitô hữu hiệp nhất - cần cầu nguyện
- Giám mục Hoa Kỳ mời gọi tín hữu tham gia tuần 9 ngày cầu nguyện cho sự sống
- ĐTC Phanxicô kêu gọi các nước loại bỏ vũ khí hạt nhân
- Các tín hữu Úc được mời gọi hỗ trợ các linh mục trong các khu vực xung đột
- Các giám mục ở Manila muốn ưu tiên vắc-xin cho người nghèo trước các giáo sĩ
- Các Hồng y Ấn Độ thúc giục Thủ tướng mời ĐTC Phanxicô thăm nước này
- Đức cha Antoniazzi: người dân Tunisia đói khát, giới trẻ thất vọng
- 15 tổ chức Công giáo phản đối dùng vũ lực ngăn dòng người Honduras di cư
- ĐTC khuyến khích hàng giáo sĩ Venezuela yêu thương và phục vụ
- Cộng đoàn nữ tu đại kết Grandchamp và Tuần Cầu nguyện cho sự Hiệp nhất Kitô hữu
- Một linh mục Nigeria bị bắt cóc và bị sát hại dã man
- ĐTC Phanxicô đề cao di sản bất bạo động của Martin Luther King
- ĐTC Phanxicô: Lời nói có thể là nụ hôn nhưng cũng có thể là lưỡi dao
- ĐHY Pell hoan nghênh việc đưa phụ nữ vào hội đồng kinh tế của Vatican