Đối thoại – một yếu tố quan trọng thúc đẩy chăm sóc môi trường Việt
Thứ Ba, 29-11-2016 | 05:00:20
Nhớ lại một câu này để lo lắng cho vận mệnh Việt Nam: một xã hội không có đối thoại là xã hội chết. Vậy để làm hồi sinh xã hội Việt Nam, xin chúng ta đứng lên, đừng tuyệt vọng. Hãy mạnh dạn đối thoại!
Thông điệp Laudato Si của Đức Phanxicô có sáu chương thì đối thoại đã “chiểm hẳn một chiếu ngồi”. Laudato Si có bốn mươi ngàn từ thì từ đối thoại đã được nhắc đi nhắc lại trên hai mươi lần. Nhiều chỗ của Laudato Si lại còn kêu lên rất lâm ly bi đát : Khẩn cấp đối thoại !!!
Ngay từ khi nhận sứ vụ Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha đã nói về đối thoại. Ngài tiếp nối Công Đồng Vatican và các Đức Thánh Cha tiền nhiệm, mời gọi người Công Giáo tiến vào các “đại lộ đối thoại”. Đối thoại là trách nhiệm chứ không còn là “thích thì làm, không thích thì thôi”.
Để cứu lấy ngôi nhà chung, bước đầu sẽ là đối thoại. Nhờ được nghe giãi bày thiết tha về “chị trái đất” đang lâm nguy, người ta hiểu ra, và người ta ăn năn sám hối, rồi người ta ra tay hành động.
Laudato Si nói về đối thoại
Mục đích đối thoại môi trường là để thảo luận về sự chết đang kín đáo giết dần loài người. Khi ngồi lại, ta sẽ bàn về tương lai hành tinh sẽ như thế nào để còn có các nguồn lực nuôi sống con cháu chúng ta, và ta cũng bàn bạc cả về hiện tại: cấp quốc tế, cấp quốc gia, cấp địa phương phải làm gì, phải đổi sang những cách sống nào để tránh sự hủy diệt con người và vạn vật. Laudato Si còn “cậy nhờ” đến các tôn giáo, các nhà khoa học, các chính trị gia, các nhà kinh tế tài chánh, các ý thức hệ cũng ngồi lại đối thoại về công ích môi trường, công lý môi trường.
“Viên đạn đối thoại” sẽ nhắm bắn trúng đích là Công Ích. Vậy một nội dung của các “phòng họp đối thoại” sẽ là nguyên tắc Công ích : đất đai, không khí, nước… là công ích cho “cả và thiên hạ” được nhờ, vậy mà, do người nào, nhóm nào, đảng nào, quốc gia nào đã giả lơ phớt lờ, vì quyền lợi cá nhân, phe đảng, đất nước mình mà để cho các môi trường con người và vạn vật bị suy thoái?
Trong phòng đối thoại, người ta nghe những tiếng khóc la đòi công bằng xã hội, vì bất công với vạn vật thì cũng dẫn đến vất vưởng cho con người. Mà tàn ác với đồng loại thì vạn vật cũng bị tàn phai theo. Vì vậy chủ đề đối thoại thứ hai sẽ là Công lý môi trường.
Chúng ta khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, rồi khí thải công nghiệp làm biển đổi khí hậu thì chúng ta sẽ chết, và con cháu chúng ta cũng “xuống hố cả nút”. Vậy chúng ta đã ích kỷ sống, sản xuất và tiêu thụ một cách “xấu mặt” để con cháu chúng ta chỉ còn chút hầm mỏ, còn vài con cá biển, còn dăm cánh rừng… Thế hệ tương lai cũng cần được chúng ta thảo luận. Do đó sẽ có chủ đề đối thoại về Công bằng liên thế hệ.
Khi con người bị môi trường gây đau khổ, thì giới nào bị khổ đau nhất? Xin thưa: người nghèo, người ở ngoài rìa xã hội. Vậy cũng cần chủ đề đối thoại về Ưu tiên giải cứu kẻ nghèo.
Khi các vị chính trị gia cấp cao ngồi ở các hội nghị quốc tế về môi trường để tìm ra đồng thuận môi trường, thì ở địa phương vùng miền nào đó, cũng có những cá nhân, phong trào, nhóm môi trường “khóc cười theo vận nước nổi trôi”. Họ nhìn thấy trực tiếp nỗi đau môi trường xung quanh họ. Họ sáng nghĩ ra cách thế bảo vệ môi sinh, họ cảm thấy có trách nhiệm “nghĩ mình phương diện quốc gia”, “quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”, “những điều trông thấy mà đau đớn lòng”. Họ tập hợp thành các nhóm không phải nhà nước để tạo các áp lực lên giới chính trị và giới kinh tế, khoa học, xã hội… để “buộc” các giới này thay đổi quan điểm về tiến bộ, phát triển, kinh tế thị trường… Như vậy cần thêm chủ đề về Xãhội dân sự góp phần chăm sóc môi trường.
Vậy chỗ đứng tôn giáo ở đâu trên bản đồ đối thoại? Xin thưa: Công Giáo dùng niềm Tin để chữa lành và chăm sóc môi trường con người và vạn vật. Đức Thánh Cha nói rõ lộ trình đối thoại giữa các tôn giáo là Giải hòa với vạn vật – Bảo vệ người nghèo – Xây dựng mạng lưới tôn trọng và huynh đệ.
Có thể đối thoại về môi trường tại Việt Nam hôm nay?
“Còn nhiều điều phải làm”. “Phải suy nghĩ lâu dài vừa vui vừa đau khổ”! Đức Thánh Cha đã tâm sự như thế trong Laudato Si. Chúng ta, những người tin vào Chúa, lại sống ở Việt Nam đang có nhiều buồn hơn vui về đủ mọi lĩnh vực, chúng ta cũng như ngài, suy tư trong đau khổ về môi trường Việt Nam.
Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng suy tư và viết ra nhiều lời xin chúng ta chung tay chăm sóc, chữa lành cho thiên nhiên và con người. Có lẽ các Giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân cũng “bạc cả mái đầu” vì chính quyền Việt Nam không cho biểu tình môi trường. Có vẻ như vì ý thức hệ và nhiều áp lực cho nên nhà cầm quyền chưa bước vào đối thoại với các tôn giáo và các tầng lớp nhân dân để tìm ra một định nghĩa thế nào là phát triển đích thực.
Con đường đối thoại chính trị coi như bế tắc?
Người có đức tin quay sang tìm đối thoại với gia đình mình về môi trường, rồi tìm tới cư dân, rồi đối thoại với đồng đạo, với tín đồ tôn giáo khác, rồi đi tìm các nhà khoa học, kinh doanh… để nói với nhau về con người, về môi trường.
Có nên buồn bã ngao ngán và tuyệt vọng khi nước có thể mất, nhà có thể tan chăng? Không, phải sống đức Hy Vọng. “Đấng sáng tạo không bỏ rơi chúng ta, không bao giờ rút lại chương trình tình yêu của Ngài. Ngài cũng không hối hận khi sáng tạo nên chúng ta” ( Laudato Si 13)
Việc cụ thể, chúng ta đã và đang làm đây rồi: ngồi lại học hỏi, dấn thân làm tông đồ môi trường ở địa phương, vùng miền, bằng những sáng tạo và trách nhiệm; lập ra những nhóm không thuộc chính quyền, sống các nguyên tắc bổ trợ, công ích, liên đới, công bằng liên thế hệ, sống sao để ưu tiên tất cả cho người nghèo, phát triển bền vững…
Nhớ lại một câu này để lo lắng cho vận mệnh Việt Nam: một xã hội không có đối thoại là xã hội chết. Vậy để làm hồi sinh xã hội Việt Nam, xin chúng ta đứng lên, đừng tuyệt vọng. Hãy mạnh dạn đối thoại về môi trường, con người và vạn vật theo tinh thần của Laudato Si.
Nguyễn Khang
Tags: Laudato Si', ngôi nhà chung Việt, đối thoại, đối thoại môi trường
Thông tin
Chia sẻ Lời Chúa
Tìm kiếm
Bài giảng- Thánh Lễ
Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
Tin mới
- Thánh lễ truyền chức Phó Tế thầy Giuse Lê Thanh Huấn và G.B Nguyễn Thành Huyên DCCT VN tại Texas, USA
- Giấc mơ đại kết chưa tròn
- Sứ điệp của ĐTC Phanxicô nhân Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội năm 2021
- ĐTC công bố Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội lần thứ 55
- Hàn Lâm viện về Sự sống cảnh báo những tiêu cực trong sản xuất và phân phối vắc-xin
- Án phong chân phước cho nhà khoa học khám phá hội chứng Down đang tiến triển
- ĐHY Hollerich: Dự luật của Đan Mạch yêu cầu dịch các bài giảng là đe dọa tự do tôn giáo
- Các giám mục Hiroshima và Nagasaki ủng hộ hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân
- Cuộc trò chuyện với ĐTC Phanxicô về các nhân đức và thói xấu
- ĐTC lên án các vụ đánh bom tự sát ở Iraq và cầu nguyện cho các nhân
- Các giám mục Anh yêu cầu không chấm dứt hỗ trợ sự sống cho bệnh nhân Ba Lan đang hôn mê
- Cha Rodrigue Sanon, mất tích ở Burkina Faso, được tìm thấy đã chết
- ĐTC tặng vắc xin cho người vô gia cư
- Do đại dịch, ĐTC và giáo triều Roma không thể tham dự cuộc tĩnh chung hàng năm
- ĐTC bổ nhiệm thành viên mới cho Hàn lâm viện Tòa Thánh về Khoa học Xã hội
- Chủ tịch HĐGM Hoa Kỳ hy vọng tổng thống Biden cùng Giáo hội giải quyết nạn phá thai
- Đức Thượng phụ Giêrusalem gặp gỡ các quan chức cấp cao của Jordan
- ĐTC Phanxicô gửi thông điệp cho Tổng thống Biden nhân dịp ông nhậm chức
- ĐTC Phanxicô: Chỉ đối thoại không đủ giúp các Kitô hữu hiệp nhất - cần cầu nguyện
- Giám mục Hoa Kỳ mời gọi tín hữu tham gia tuần 9 ngày cầu nguyện cho sự sống