ĐHY Turkson kêu gọi Giáo hội quan tâm đến những nhu cầu mục vụ của tín hữu
Thứ Bảy, 13-06-2020 | 07:40:15
ĐHY Turkson kêu gọi Giáo hội quan tâm đến những nhu cầu mục vụ của tín hữu
Đức Hồng Y Peter Turkson đã kêu gọi các mục tử của Giáo hội và các cộng tác viên của các ngài chú ý đến các nhu cầu mục vụ tinh tế của cộng đoàn của mình.

Đức Hồng y Peter Turkson (@VaticanMedia)
Sự kỳ thị vì Covid-19
Phát biểu tại một cuộc họp báo với Vatican Media được tổ chức hồi đầu tuần này, có chủ đề “Chuẩn bị tương lại thông qua các Giáo hội địa phương vào thời điểm của dịch Covid-19”, Đức Hồng Y Peter Turkson, Tổng trưởng Bộ Phục vụ và Phát triển Con người toàn diện, đã nói: “Ngoài việc phân phát lương thực cho những người dễ bị tổn thương, còn có những vấn đề tinh tế khác (liên quan đến Covid-19) như sự kỳ thị. Nó không được nói đến nhiều, nhưng ví dụ, ở Nam Phi, nó là một mối quan tâm. Người dân bị đuổi ra khỏi nhà vì họ bị nghi ngờ nhiễm Covid-19, và người ta sợ rằng họ sẽ lây nhiễm cho người khác. Sự kỳ thị cũng là điều mà Bộ của chúng tôi đang bàn đến.”
Thông tin chính xác của truyền thông
Đức Hồng Y Turkson nhấn mạnh rằng trong khi tất cả các công việc từ thiện mà Giáo hội tham gia là cần thiết, thì đại dịch Covid-19 là một hiện tượng toàn cầu gây nên các hậu quả về xã hội. Ngài nói rằng Giáo hội phải tìm ra những cách sáng tạo để phổ biến thông tin chính xác khi đề cập đến các bài phát biểu phân biệt đối xử, thù hận và thực sự kỳ thị.
Gần gũi với nỗi đau của các gia đình
Tiếp đến, nói về nhiều gia đình đã mất người thân và không thể đồng ý về việc từ biệt hay chôn cất người thân theo cách thích hợp, Đức Hồng y muốn Giáo hội cần phải gần gũi những gia đình như vậy. Ngài nói: “Cảm thông với những người mất người thân… Việc an táng trong những ngày này được làm trong hoàn cảnh khủng khiếp. Những người thân không có cơ hội gần người thân yêu ngay cả khi họ qua đời và được an táng.”
Sự kỳ thị tại châu Phi
Trong cuộc phỏng vấn mới đây, Đức cha Joseph Kizitko của giáo phận Aliwal ở Nam Phi đã nói về việc Giáo hội chống lại sự kỳ thị liên quan đến virus corona. Sự kỳ thị không chỉ là vấn đề của Nam Phi. Ở nhiều quốc gia, đã có những sự cố về những người khỏi bệnh được nêu tên trên phương tiện truyền thông xã hội, khiến họ bị xã hội xa lánh. Nhân viên y tế làm việc với bệnh nhân Covid-19 cũng phải đối mặt với sự phân biệt đối xử.
Hồng Thủy – Vatican News
Thông tin
Chia sẻ Lời Chúa
Tìm kiếm
Bài giảng- Thánh Lễ
Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
Tin mới
- Các lãnh đạo Công giáo Hoa Kỳ và miền Amazon kêu gọi chính phủ bảo vệ rừng nhiệt đới
- Hội đồng Giám mục Brazil lên tiếng bảo vệ sự sống
- UNESCO vinh danh Copernic, Mendel và thánh Têrêsa Hài đồng
- ĐTC Phanxicô (18/4): Nhìn, chạm và ăn - 3 đặc tính của con người
- Thánh tích chân phước Carlo Acutis được rước đến nhiều trường học ở argentina
- Các Giám mục Albania cảnh báo những khó khăn của đất nước trước cuộc bầu cử
- Giáo hội Rwanda và sứ vụ hòa giải trong 27 năm qua
- Một trong số mười người bị bắt cóc tại Haiti đã được trả tự do
- ĐTC tiếp đại diện Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc
- ĐTC Phanxicô: Gặp gỡ Chúa Kitô nơi người nghèo giúp chúng ta phục hồi sức mạnh truyền giáo
- Đức Thánh Cha và miền Capo Delgado, Mozambique
- Tòa Thánh chúc mừng tín đồ Hồi giáo nhân tháng chay tịnh Ramadan
- Tòa Thánh tổ chức Hội nghị quốc tế: Tâm trí, Thân xác và Linh hồn
- Các Giáo hội châu Mỹ Latinh và Caribê chuẩn bị Đại hội Giáo hội
- Nhà thờ Đức Bà Paris hai năm sau trận hỏa hoạn
- Các giám mục Brazil cảm ơn ĐTC đã gần gũi và cảm thương đối với người dân Brazil
- Giáo hội Hàn Quốc phát động chiến dịch chia sẻ vắc-xin cho các nước nghèo
- Các giám mục Congo lo ngại về việc cưỡng bức theo Hồi giáo
- Các giám mục Pháp và Haiti yêu cầu trả tự do cho các linh mục và nữ tu bị bắt cóc
- Giáo hội tại Nga kỷ niệm 30 năm tái lập cơ cấu Giáo hội