ĐHY Pietro Parolin kêu gọi phản ứng thận trọng và phù hợp đối với vấn đề di cư
Thứ Năm, 13-12-2018 | 07:06:00
Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Đức Hồng y Pietro Parolin, đã có hai bài phát biểu tại Hội nghị liên chính phủ kéo dài hai ngày về vấn đề Di cư đang diễn ra tại Marrakesh, Ma-rốc để thông qua Hiệp ước Toàn cầu về vấn đề Di cư An toàn, Có trật tự và Thường xuyên.
Hôm thứ Hai 10/12 vừa qua, hơn 160 quốc gia đã đồng thuận về một hiệp ước về vấn đề di cư không ràng buộc của LHQ nhằm tìm cách đảm bảo việc di cư an toàn, trật tự và nhân đạo của tất cả mọi người trên khắp thế giới. Tòa Thánh và các đại biểu chính phủ cấp cao bao gồm Thủ tướng Đức Angela Merkel đã ủng hộ Hiệp ước Toàn cầu về vấn đề Di cư của LHQ.
Phát biểu vào ngày đầu tiên của hội nghị liên chính phủ diễn ra tại Marrakesh, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Đức Hồng y Pietro Parolin, đã đưa ra hai bài phát biểu, nhấn mạnh rằng “việc áp dụng Hiệp ước Toàn cầu về vấn đề Di cư diễn ra vào thời điểm quan trọng trong lịch sử. Phát biểu tại cuộc tranh luận chung tại hội nghị liên chính phủ, Đức Hồng Y Parolin đã chỉ ra rằng Hiệp ước Toàn cầu về vấn đề Di cư này “nỗ lực hỗ trợ cộng đồng quốc tế để ngăn chặn các cuộc khủng hoảng và các thảm kịch”. Đồng thời, nó cũng tìm cách cải thiện việc quản lý vấn đề di cư, vốn chắc chắn sẽ gia tăng khi cộng đồng quốc tế phát triển hơn về mặt kinh tế, xã hội và chính trị. “Để đạt được những mục tiêu này”, ĐHY Parolin cho biết thêm, “Hiệp ước Toàn cầu về vấn đề Di cư, mặc dù không ràng buộc về mặt pháp lý, bao gồm một khuôn khổ toàn diện về các thực tiễn và các công cụ chính sách tốt nhất nhằm tăng cường hợp tác quốc tế và việc chia sẻ trách nhiệm trong việc quản lý vấn đề di cư trong tất cả các khía cạnh của nó”.
ĐTC Phanxicô và những người di cư
ĐTC Phanxicô, Đức Hồng y Parolin lưu ý, “đã dành phần lớn Triều đại Giáo Hoàng của mình để nâng cao nhận thức về hoàn cảnh của những người di cư, cũng như sự khẩn thiết về mặt luân lý đối với việc quan tâm chăm sóc những người đã bị buộc phải di tản và đồng thời đối phó với những nguyên nhân gốc rễ đã khiến họ buộc phải di tản”. ĐTC Phanxicô, ĐHY Parolin cho biết thêm, cũng đã nhấn mạnh rằng một phản ứng phù hợp đối với vấn đề di cư phải chấp nhận được, với việc các Chính phủ cần phải thận trọng xác định năng lực thực sự của họ đối với việc hội nhập mang nhiều ý nghĩa”. Với vai trò là người đứng đầu phái đoàn Tòa Thánh tham gia các cuộc hội đàm này, Quốc Vụ Khanh Thánh đã kêu gọi các Chính phủ và cộng đồng quốc tế nói chung, “thúc đẩy những điều kiện có thể cho phép các cộng đồng và cá nhân được sống trong sự an toàn và phẩm giá xứng hợp tại các quốc gia của họ”.
Cam kết của Tòa Thánh
Đức Hồng Y Parolin lưu ý rằng, “Tòa Thánh đã đưa ra phương pháp nhằm tìm ra những cách thức hiệu quả nhất mà qua đó các tổ chức của Giáo hội Công giáo và các tổ chức lấy cảm hứng từ Công giáo trên khắp thế giới có thể sử dụng bản tóm tắt các khuyến nghị và thực tiễn tốt nhất của Hiệp ước Toàn cầu chẳng hạn như: chào đón, bảo vệ, khuyến khích và hòa nhập những người di cư”.
Trong bài phát biểu thứ hai trong ngày, được dành riêng cho việc thúc đẩy các hành động đối với các cam kết của Hiệp ước Toàn cầu về vấn đề Di cư an toàn, có trật tự và thường xuyên, Đức Hồng Y Parrolin cho biết, Tòa Thánh muốn tập trung cách đặc biệt vào hai trong số các cam kết đó: thứ nhất, Hòa bình và sự Phát triển, và thứ hai, sự hội nhập.
Hòa bình và sự Phát triển
Đầu tiên, Đức Hồng Y Parrolin nhấn mạnh, đó chính là hòa bình và sự phát triển, thêm vào đó, “chúng ta phải cùng cộng tác với nhau để tạo ra các điều kiện cho phép các cộng đồng và các cá nhân được sống trong sự an toàn và phẩm giá xứng hợp ở chính đất nước họ”.
Sự hội nhập
Cam kết thứ hai, theo Đức Hồng Y Parrolin, đó chính là sự hội nhập. “Những người di cư”, Đức Hồng Y Parrolin nhấn mạnh, phải được hoan nghênh và đối xử với phẩm giá, và thậm chí sau đó khi đến kỳ, họ phải được trở về quốc gia xuất xứ của họ một cách an toàn”. Đức Hồng Y Parolin nhấn mạnh rằng, “hai mục tiêu này đòi hỏi cần phải phải có một phản ứng khẩn cấp từ phía cộng đồng quốc tế. Khi các cuộc di cư, thậm chí là các cuộc di cư hàng loạt, rất có thể sẽ tiếp tục trong những năm tới, ĐHY Parolin tiếp tục, chúng tôi cho rằng cần phải mở rộng các kênh di cư thường xuyên và chắc chắn thông qua các chính sách đầy tinh thần quảng đại và các chính sách mang tính trách nhiệm, được lấy cảm hứng từ tinh thần liên đới và đồng trách nhiệm”.
Minh Tuệ chuyển ngữ
Thông tin
Chia sẻ Lời Chúa
Tìm kiếm
Bài giảng- Thánh Lễ
Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
Tin mới
- Các giám mục Philippines ban hành các quy tắc hướng dẫn cử hành thứ Tư lễ Tro
- Các giám mục Hoa Kỳ kêu gọi Tổng thống Biden loại bỏ quyền phá thai
- Kinh Truyền Tin 24/1: Thời gian đón nhận ơn cứu độ thì ngắn ngủi
- Chúa Nhật Lời Chúa (24/1): Chúa nói về điều gì và Chúa nói với ai?
- ĐTC Phanxicô Lại bị đau thần kinh tọa, không chủ sự các nghi lễ
- Chứng từ của cha Piero Cesco trong những ngày điều trị Covid-19 tại bệnh viện
- Thánh lễ truyền chức Phó Tế thầy Giuse Lê Thanh Huấn và G.B Nguyễn Thành Huyên DCCT VN tại Texas, USA
- Giấc mơ đại kết chưa tròn
- Sứ điệp của ĐTC Phanxicô nhân Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội năm 2021
- ĐTC công bố Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội lần thứ 55
- Hàn Lâm viện về Sự sống cảnh báo những tiêu cực trong sản xuất và phân phối vắc-xin
- Án phong chân phước cho nhà khoa học khám phá hội chứng Down đang tiến triển
- ĐHY Hollerich: Dự luật của Đan Mạch yêu cầu dịch các bài giảng là đe dọa tự do tôn giáo
- Các giám mục Hiroshima và Nagasaki ủng hộ hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân
- 🔴Thánh lễ trực tuyến: Chúa Nhật Tuần III - Mùa Thường Niên | 24/01/2021 - Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
- Cuộc trò chuyện với ĐTC Phanxicô về các nhân đức và thói xấu
- ĐTC lên án các vụ đánh bom tự sát ở Iraq và cầu nguyện cho các nhân
- Các giám mục Anh yêu cầu không chấm dứt hỗ trợ sự sống cho bệnh nhân Ba Lan đang hôn mê
- Cha Rodrigue Sanon, mất tích ở Burkina Faso, được tìm thấy đã chết
- ĐTC tặng vắc xin cho người vô gia cư