Người ta quen gọi dụ ngôn này là dụ ngôn “đứa con hoang đàng”. Nhưng chính người Cha, chớ không phải người con mới là trung tâm điểm của dụ ngôn. Chúng ta hãy chiêm ngưỡng Thiên Chúa của ta, mà Đức Giêsu đã mạc khải ở đây….
CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ BẢY TUẦN II MÙA CHAY
GÀY 19/03/2022
Noel Quesson – Chú Giải
Bài đọc I: Mk 7,14-15.18-20
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu kể lại dụ ngôn “Người cha đón nhận đứa con hoang đàng”.
Một sự tiếp nối các tâm tình của Chúa. Cựu ước có những trang sách tương tự.
Lạy Chúa, với cây trượng của Chúa, xin chăn dắt dân Chúa. Chăn dắt những con chiên thuộc quyền sở hữu của Chúa, sống lẻ loi trong rừng.
Đó là hình ảnh đồng quê đầy thi vị. Các con chiên điên loạn, lạc mất trong rừng, đợi chủ chiên tới giải cứu và dẫn về những cánh đồng xanh.
Như ngày ra khỏi Ai Cập, tôi cho nó thấy những việc lạ lùng.
Quá khứ bảo đảm cho hiện tại.
Điều Thiên Chúa đã làm, bảo đảm điều người sẽ làm.
Thánh Phaolô sẽ nói “Nếu Thiên Chúa yêu thương chúng ta, đến nỗi ban con mình cho chúng ta làm sao Người có thể bỏ rơi chúng ta được?”
Có Chúa nào giống như Chúa là Đấng dẹp tan mọi bất công và tha thứ mọi tội lỗi của kẻ sống sót thuộc về Chúa? Chúa không khư khư giữ mãi cơn thịnh nộ của mình, vì Chúa ưa thích lòng từ bi.
Đó đã là “người cha của đứa con hoang đàng”.
Nên đọc lạy những lời này, không cần giải thích.
Đọc và nói với mình rằng: Chúng được áp dụng cho chúng ta, cho tôi…. cũng như cho mọi người.
Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian, Xin thương xót chúng con.
Chúa còn thương xót chúng tôi còn dày đạp những bất công của. chúng tôi dưới chân Chúa, và ném mọi tội lỗi chúng tôi xuống đáy biển.
Vâng, con thật lòng muốn dâng Chúa lời kinh này. Có lẽ con đã chẳng dám đi quá xa trong những diễn tả như vậy. Nhưng vì chính Chúa đã gợi ý cho con những lời đó?
Xin Chúa ban cho chúng con sự trung thành…. lòng từ’ bi… mà Chúa đã thề hứa với tổ phụ chúng con từ ngàn xưa.
Chúng ta bảo đảm được cứu rỗi không phải vì công nghiệp của chúng ta, nhưng vì Thiên Chúa trung thành với lời Người hứa. Thật may mắn. Nhưng cũng phải gắn bó, tin tưởng với Chúa nữa.
Lòng từ bi Chúa không thể khuyến khích chúng ta làm biếng. Tôi sẽ không thể cứu được mình nhờ vào các thành tích của tôi. Chắc chắn là như vậy! Và tôi kinh nghiệm được điều đó. Nhưng tôi cũng không cứu được mình, nếu không góp phần mình vào ơn cứu rỗi Chúa ban: ít ra phải giơ tay, mở lòng mà đón nhận.
Ngược lại, người thời nay có thể tố cáo chúng ta là “tha hóa”: từ ngữ “từ bi ” không được phổ biến, rộng rãi trong văn chương ngày nay……người ta thấy nó hôi mùi tình cảm và lệ thuộc chủ nghĩa gia trưởng. Thực sự ơn cứu rỗi của Thiên Chúa thúc đẩy tinh thần trách nhiệm của chúng ta, phải biết đón nhận ơn cứu rối với cả con người và đặc biệt, chính chúng ta phải nên nhân hậu, vì chính mình là kẻ thụ ân…
Hãy tha thứ…. như các người đã được thứ tha….
BÀI TIN MỪNG: Lc 15,1-32
Hãy để cho Thiên Chúa yêu thương.
Các người thu thuế và tội lỗi thường đến gần Đức Giêsu mà nghe Người giảng: Thấy vậy, những người thuộc phái Pharisêu và các kinh sư xầm xì với nhau: “ông này niềm nở đón tiếp phường tội lổi và ăn uống với chúng”.
Đó là một mạc khải cốt yếu về Thiên Chúa.
Dụ ngôn người con bị mất và được người cha tìm lại. Dụ ngôn Người Cha không bao giờ thất vọng về con cái mình.
Người ta quen gọi dụ ngôn này là dụ ngôn “đứa con hoang đàng”. Nhưng chính người Cha, chớ không phải người con mới là trung tâm điểm của dụ ngôn. Chúng ta hãy chiêm ngưỡng Thiên Chúa của ta, mà Đức Giêsu đã mạc khải ở đây.
Một người kia có hai con trai. Người con thứ nói với cha rằng: “Thưa Cha, xin cho con phần gia sản con được quyền thừa hưởng”. Và người Cha đã chia gia tài cho hai con.
Đó là một người Cha yêu thương, tôn trọng tự do và độc lập của hai con mình… Dù chết trong lòng, ông vẫn cho đứa con thứ ra đi. Nhưng hy vọng rằng, một ngày kia, nó sẽ đủ trưởng thành để hiểu rõ tình yêu của cha nó.
Đó là một người con phản chứng, muốn sống nếp sống riêng tư, từ chối sự lụy phục, tin rằng mình sẽ tự do hơn, nếu mình được hoàn toàn độc lập. Đó là sự phản chứng điển hình của thời đại chúng ta, của mọi thời đại: “từ chối cha “…. Chối bỏ Thiên Chúa. Đó cũng là đặc tính của thế giới hiện đại: Hiện tượng phổ quát của chủ thuyết vô thần.
Anh ta ăn chơi phóng đãng, phung phí tiền bạc… Và anh ta bắt đầu lâm cảnh túng thiếu.
Tội lỗi, trước hết luôn xuất hiện như một cái gì lôi cuốn, thích thú, quyến rũ. Tên xấu ác đủ khôn lanh để che giấu trò chơi của nó, ngay từ đầu. Sống tự do của mình, đòi hỏi sự độc lập cho anh dưới một quan điểm nào đó thì thật là tích cực. Lạy Chúa chính Chúa cũng đã trao ban cho chúng con sự khát khao tự do đó.
Lạy Chúa, xin giúp chúng con sáng suốt hơn.
Xin giúp chúng con biết nhanh chóng tìm ra cái gì là sự phát triển đích thực, và điều gì là nguy cơ đưa đến suy tàn.
Anh ta lên đường đi về cùng Cha và thân thưa: “Thưa Cha, con thật đắc tội với Trời và với Cha”.
Lạy Chúa, xin ban cho chúng con thái độ dũng cảm này để biết nhận ra điều xấu trong chúng con, và biểu lộ một cử chỉ thiết thực minh chứng quyết định của chúng con là đúng đắn.
Anh ta còn ở đàng xa thì người cha đã trông thấy ông động lòng thương, chạy ra ôm cổ anh ta, và hôn lấy hôn để sai người lấy áo đẹp nhất mặc cho anh, đeo nhẫn, xỏ dép cho anh…. và chuẩn bị tiệc mừng…
Đấy người Cha đã đón tiếp đứa con “phản chứng” của mình như thế đó.
Tôi nên đọc lại những lời trên. Lạy Chúa Giêsu chính Chúa đã sáng tác ra trình thuật này… Chính Chúa đã gom góp mọi chi tiết cuộc trở về của đứa con hoang đàng. Con lắng nghe lời Chúa. Con cố-tưởng tượng ra cách thức chuyển biến trong giọng điệu của Chúa. Khi Chúa nói điều đó lần đầu tiên. Chúa muốn nói với chúng con một điều nào đó rất quan trọng.
Các thính giả của Chúa đã phản ứng thế nào? Họ đã làm gì tiếp sau, khi nghe xong những lời đó? Họ có đến xưng nhận tội lỗi với Chúa? Lạy Chúa, Chúa có nghe những lời thú tội? Họ đã tỏ bày cho Chúa những bí ẩn nào? những “đứa con hoang đàng” của Thiên Chúa có biết họ đương hiện diện trước Đấng nào? và họ may mắn có được một người Cha như – thế không?
Con ạ tất cả những gì của Cha cũng đều là của con.
Đó là cách diễn tả tình yêu. Người Cha buộc lòng phải nói lên điều đó ngay với đứa con trưởng, bề ngoài vẫn ở “tại nhà”, nhưng không nhận ra được mối tình của cha mình thật to lớn.
Còn đứa con thứ, chính vì tội lỗi của mình, vì sống xa nhà…. vì nhận ra được sự tha thứ, giờ đây sẽ hiểu biết hơn, nó được yêu thương biết chừng nào! Xin tạ ơn Chúa.
Giáo phận Nha Trang – Chú Giải
Dụ ngôn người con phung phá trở về
NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:
- Bài Tin Mừng hôm nay trình bày cho chung tavề lòng yêu thương, quảng đại, bao dung của Thiên Chúa đối với tội nhân biết ăn năn hối cải; nhờ đó thúc đẩy chúng ta trong Mùa Chay này, biết tin tưởng vào tình yêu thương, tha thứ của Chúa để cải thiện đời sống cho phù hợp với phẩm giá người Kitô hữu, con cái của Thiên Chúa tốt lành.
- Nhìn vào hình ảnh của người cha trong dụ ngôn để nhận ra tình thương của Thiên Chúa:
– Người cha chia gia tài cho con: Hành vi này biểu lộ thiên Chúa tôn trọng sự tự do và tính độc lập của con người. Vì thế, con người mang trách nhiệm về hành vi lựa chọn của mình. Thiên chúa vẫn yêu thương cả những khi chúng ta có hành vi phản bội Người.
– Người cha động lòng thương: Thiên Chúa luôn yêu thương kẻ có tội và luôn chờ đợi họ trở về để đón nhận tình thương của Chúa.
– Người cha ôm choàng lấy cổ người con và hôn hồi lâu: Một cử chỉ tỏ sự âu yếm, đón nhận người con là con yêu dấu của mình, chứ không nhìn con như một người con bất hiếu. Khi tội nhân trở về, cũng được Thiên Chúa đối xử trong tình yêu thương quảng đại như vậy.
– Mặc áo choàng cho con: cởi bỏ thân phận một con người bất hiếu vì đã được tha thứ, mặc lấy vinh dự của người con thân yêu đích thật của người cha. Qua bí tích rửa tội, tội nhân cởi bỏ con người cũ: vì đã được ơn tha thứ, và mặc lấy con người mới, làm con Thiên Chúa.
– Đeo nhẫn vào tay con: Nhẫn là dấu chỉ uy quyền (St 4,42: Et 3,10.8,2). Sau khi được ơn tha thứ, tội nhân được trở lại quyền làm con Thiên Chúa.
– Xỏ dép vào chân con: Đi dép là cách trang phục của người tự do, khác với nô lệ đi chân không. Bí tích Hoà Giải trả lại cho tội nhân sự tự do của con cái Thiên Chúa.
– An mừng: chi tiết này diễn tả sự hiệp thông trong mầu nhiệm các thánh cùng thông công, và biểu lộ giá trị cũng như ảnh hưởng của tội nhân trở về cùng cộng đoàn Hội thánh. Đưa được một tội nhân trở về thì tẩy rửa được tội lỗi của mình và cứu giúp được một linh hồn.
- Nhìn vào người con hoang đàng trở về:
– Người con hoang đàng: Hình ảnh tội nhân.
– Xin chia gia tài: Lợi dụng sự tự do, ơn chúa ban để chiều theo những mê đắm, và tiếng gọi thế gian.
– Chăn heo: Đối với người Do Thái, chăn heo là việc hèn hạ, xấu xa; vì heo là con vật ô uế (Đnl 14,8). Người tội lỗi làm nô lệ cho ma quỷ thì không còn phẩm giá của con cái Thiên Chúa nữa. Đó là tình trạng khốn khổ của kẻ có tội, bị lìaxa khỏi tình yêu của Thiên Chúa.
– Hồi tâm và trở về: Nhận ra sự khốn khổ của mình nên mới hồi tâm. Những thử thách do đau khổ, là cơ hội giúp ta thức tỉnh và hồi tâm.
– Trở về: Nhìn nhận sự vui sướng ở nhà cha nên đã hối hận ăn năn. Nhận thức được tình thương của Thiên Chúa và hạnh phúc được làm con Thiên Chúa, là động lực thúc đẩy cho sự ăn năn và trở về với Chúa.
- Trong dụ ngôn đứa con hoang đàng ra đi,người cha không dùng sức mạnh của uy quyền để giữ lại. Ông đã tôn trọng sự tự do, đó là mầu nhiệm lớn lao. Đối với Thiên Chúa, Người có thể ngăn cản tội lỗi và sự dữ, nhưng làm như thế, Người sẽ tước mất sự tự do của con người. Không có tự do, con người không thể yêu mến Thiên Chúa như Người mong muốn. Mặt khác, con người sẽ không tìm thấy trong cuộc sống, một tình yêu trọn vẹn dẫu là có trách nhiệm.
- Nhìn vào sự trở về của người con hoang đàng chúng ta nhận ra hai yếu tố:
- a) Cảm nghiệm được sự nghèo khổ cùng cực của mình. Khi đòi cha mẹ chia gia tài, để tự mình xây dựng cuộc đời, chắc chắn anh đã vẽ ra một tương lai tươi sáng và hấp dẫn. Quả vậy, anh sẽ có những ngày vui tươi và hạnh phúc với chúng bạn theo như cách nghĩ của anh. Nhưng cụ thể cuối cùng, anh cảm nhận được cái mà anh tưởng là hạnh phúc, lại thật bọt bèo. Sau đó là tình trạng bi đát cực kỳ, chính lúc ấy, anh mới nghĩ lại và hạ quyết tâm quay về.
- b) Tình thương của người cha, thật là quảng đại bao dung.Nếu anh biết chắc rằng, cha anh sẽ xua đuổi, không đời nào anh dám quay về. Anh đã thấy tình thương của cha chan hoà trên kẻ ăn người ở trong nhà; huống chi, anh là con ruột!
– Ta cũng trở về thực sự với chúa, khi ta nhận ra cái thân phận tội lỗi của mình, vì tin tưởng vào tình thương tha thứ của Thiên Chúa.
– Nếu không ý thức được cái xấu của tội và sự tự hủy hoại của nó đối với phẩm giá đích thực của mình, ta sẽ không muốn quay trở về.
– Nếu không tin tưởng vào tình thương của Cha, ta không chỉ rơi vào tình trạng day dứt, hối hận mà có thể cảm thấy tuyệt vọng, rồi lao vào những liều lĩnh hiểm nghèo, nói gì đến việc quay trở về đích thực.
Chính Lời Chúa hôm nay soi sáng cho ta con đường sám hối và trở về với Thiên Chúa là Cha trong tâm tình và bầu khí của Mùa Chay này.
Mùa Chay này giúp chúng ta trở về với phẩm giá làm người, làm con Chúa và làm người tông đồ của Chúa.
ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN
Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10