Họ làm mối việc cốt để cho thiên hạ thấy. Họ đeo những hộp kinh thật lớn, mang những tưa áo thật dài. Họ thích ngồi cổ nhất trong đám tiệc, chiếm hàng ghế đầu… thích được chào hỏi… được thiên hạ gọi bằng thầy.
CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ BA TUẦN II MÙA CHAY
NGÀY 13/03/2022
Noel Quesson – Chú Giải
Bài đọc I: Is 1,10.16-20
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu kết án nặng nề những người biệt phái “nói và không làm”. Nhiều thế kỷ trước Isaia cũng đã trách móc nặng nề các người đương thời để hối cải.
Hãy nghe lời Chúa.
Lời mời gọi hối cải không chỉ là lời của loài người. Đây không phải lời giảng luân lý. Nó từ Thiên Chúa.
Những cử chỉ của nhân loại liên quan tới Chúa.
Hãy lắng nghe lề luật của Thiên Chúa chúng ta.
Đây không chỉ là một “lời mời ” nhưng không, hoặc dửng dưng. Thiên Chúa đoan kết với loài người, đó là một lề luật. Một lời năng động, dẫn vào hành động, một lề luật.
Các ngươi hãy tắm rửa, hãy thanh tẩy, hãy diẹp khỏi mắt Ta các tư tưởng xấu xa, đừng làm điều xấu nữa.
Môt điều xấu trên thế gian đều giải bày dưới mắt Chúa. Mọi người ghét nhau sát hại nhau dưới mắt Cha họ.
Mọi người chèn ép nhau dưới mắt Người, hết mọi cặn bã của nhân loại đều bày tỏ trước nhan Chúa. Mọi độc dữ của con người trải rộng trước tình yêu Chúa.
Hãy đẹp khỏi mắt Ta những điều xấu của các ngươi.
Đừng tìm điều xấu nữa, hãy làm điều lành.
Dân Do Thái (cũng như chúng ta hôm nay) thường có cảm tưởng là làm vinh danh Chúa khi mang lễ vật tới đền thờ, khi thi hành phụng tự.
Nhân danh Chúa, các ngôn sứ luôn nhắc lại rằng, chính “cuộc sống mỗi ngày ” làm đẹp lòng Thiên Chúa, nếu biết làm lành lánh dữ.
Hãy tìm kiếm công lý, hãy cứu giúp kẻ bị áp bức, hãy xét xử công bằng cho những trẻ mồ côi và bênh vực người góa bụa.
Tôi nghe những lời này. Tôi giữ từng lời một: kẻ bị áp bức. . . trẻ mồ côi. . . goá bụa. Những người không tự vệ. Đối với tôi họ là ai?
Lạy Chúa tôi?
Làm sao để thực sự đáp lại các “giới Lệnh ” thần linh này?
Tới có đáp ứng nào đối với các giới lệnh Chúa?
Trong Mùa chay này, hơn thường lệ, con được thúc đẩy để hiến mình, dấn thân tranh đấu cho công bình, để chịu phương hại vì anh em. Đó là điều Chúa đợi chờ con, để xóa bỏ tội lỗi con. Qua đời sống thường ngày nghề nghiệp và xã hội mà con có thể thực hiện được điều đó.
Cho dầu tội lỗi các ngươi như màu đỏ thắm, cũng sẽ trở nên trắng như tuyết. Cho dầu đỏ như vải điều, cũng sẽ trở nên trắng như len.
Lạy Chúa? xin cám ơn Chúa đã nói lại cho con những điều này.
Peguy sẽ nói rằng Thiên Chúa có thể “làm cho nước cũ nên nước tinh ròng”, các linh hồn tiều tụy nên tinh tuyền . . . các linh hỗn nhơ nhớp nên trắng tinh.
Nếu các người quyết tâm nghe Ta, các ngươi sẽ hưởng hoa màu ruộng đất.
Lời hứa hạnh phúc.
BÀI TIN MỪNG: Mt 23,1-12
Sống khiêm tốn, nhân hậu, huynh đệ: cách hữu hiệu.
Các kinh sư và các người thuộc nhóm Pharisêu nối quyền ông Môsê mà giảng dạy.
Môsê là nhà sáng lập luật lớn lao.
Nhưng sau ông, các kinh sư đã chiếm đoạt địa vị này.
Họ tự coi mình là người kiểm soát, phê bình các anh em, là những kẻ bảo vệ giáo thuyết đích thực: chỉ có họ mới hiểu biết ý muốn của Thiên Chúa!
Lạy Chúa xin giữ gìn chúng con khỏi óc biệt phái.
Xin giữ chúng con khỏi mọi bản năng thích tự cao tự đại, khỏi mọi tham muốn bá chủ kẻ khác.
Những gì họ dạy, thì anh em hãy làm, hãy giữ ..nhưng cách họ hành động, thì đừng có làm theo, vì họ nói mà họ không làm.
Đó là lời kết án tính giả hình của các vị lãnh đạo tôn giáo thời Chúa Giêsu.
Đó cũng là lời cảnh cáo nghiêm trọng đối với các linh mục và tất cả các vị hữu trách thời nay.
còn chúng ta thì sao? Chính ta không thường đưa ra những bài học dạy dỗ kẻ khác, mà chính chúng ta lại không thực hành sao? Đây cũng là cơn cám dỗ cho các Kitô hữu sùng đạo. Ta dễ trở nên cứng ngắc trong phán đoán, vì tin chắc rằng mình mới có chân lý.
Kết án thế gian, loan báo những hình phạt của Thiên Chúa cho những ai không suy nghĩ như ta.
Họ bỏ những gánh nặng màchất lên vai người ta nhưng chính họ thì lại không buồn động ngón tay vào.
Đó là thái độ áp đặt đè nén.
Trong đời tôi, khiếm khuyết này thường mang đẳng thức nào? Tôi phải làm nhẹ gánh nặng cho những ai? “Ngón tay nhỏ bé” tôi cần phải đặt vào gánh nặng là gì?
Và còn hơn đầu ngón tay. Tự chấp nhận thiệt hại đến bản thân, dám chịu khổ ải.
Họ làm mối việc cốt để cho thiên hạ thấy. Họ đeo những hộp kinh thật lớn, mang những tưa áo thật dài. Họ thích ngồi cổ nhất trong đám tiệc, chiếm hàng ghế đầu… thích được chào hỏi… được thiên hạ gọi bằng thầy.
“Hộp kinh” là những dải băng chít trên trán hay nơi cổ tay, với những ngăn nhỏ đựng các bản văn Luật.
“Tua áo” là những loại núm tua, như ta thường thấy trên một vài thứ khăn quàng.
Theo luật Môsê, hai loại trang phục trên buộc phải có.
Nhưng nhóm Pharisêu sử dụng chúng cách lộ diện, nhằm chứng minh họ thiết thân gắn bó với lề luật và để nhận những vinh dự.
Ngày nay, thái độ kiêu căng đó mang những hình thức mới.
Anh em đừng bắt ai gọi mình bằng thầy, bằng cha, hay người lãnh đạo.
Hãy từ chối những tước hiệu danh dự. Hãy sống các tương quan con người giản đơn hơn.
Giáo hội hôm nay có thực hiện lời khuyên Phúc âm trên đây. Chúng ta phản ứng ra sao? Phần chúng ta, ta thích nhận những danh hiệu nào?
Còn tất cả anh em đều là anh em với nhau.
Một công thức sống cốt yếu. Đức Giêsu đã nói thế.
Một lời nói cách mạng. Nhưng chúng ta còn sống xa vời với lời nói đó biết bao! Ta vẫn còn có khuynh hướng tái lậpnhững cấp bậc xã hội! Ta dễ tưởng mình cao trọng hơn kẻ khác biết mấy!
Trong anh em, người làm lớn hơn cả, phải làm đầy tớ anh em. Ai tôn mình lên, sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống, sẽ được tôn lên.
tôi nam, tớ nữ… Đó là kẻ cao trọng nhất.
tôi có là “người phục vụ” cho ai không?
Tôi chiêm ngắm Đức Giêsu. Tôi tớ, quấn khăn dọn bàn và rửa chân cho các tông đồ.
Giáo phận Nha Trang – Chú Giải
Các kinh sư và người Pha-ri-sêu giả hình
NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:
1.Qua bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu dựa vào những thói hư tật xấu của các luật sĩ và biệt phái để cảnh giác chúng ta.
– Đối với những người đứng đầu, có trách nhiệm với ta: cần phải nghe và thi hành điều họ nói, vì họ nhân danh Chúa; dù trong thực tế, chúng ta có thể không cảm phục người trên về một vài khuyết điểm của họ.
– Là Kitô hữu chân chính, chúng ta cần rút kinh nghiệm về những thói hư tật xấu của các biệt phái và luật sĩ:
* Họ nói mà không làm. Trái lại, chúng ta nói hay giảng dạy, cần được chứng thực qua việc làm và đời sống cụ thể của mình.
* Họ bó những gánh nặng mà chất lên vai người ta. Phần chúng ta trong đời sống cộng đoàn, muốn được ảnh hưởng đến người chung quanh, chúng ta cần khắt khe với chính mình và dễ dãi với người khác; hãy đòi hỏi mình rồi mới đòi hỏi người khác.
* Họ thích phô trương bề ngoài để được người ta khen. Nhưng chúng ta phải tránh những thứ đạo đức vụ hình thức, háo danh, giả hình …
* Họ ưa ngồi chỗ nhất trong đám đông. Còn chúng ta đừng háo danh, ham địa vị, tranh giành, ảnh hưởng…
- Sau khi cảnh giác các môn đệ về các tật xấu của biệ phái và luật sĩ, Đức Giêsu căn dặn các ông đừng bắt chước họ, chỉ muốn người ta gọi là thầy, là cha, là chủ.
– Chỉ có một Thiên Chúa tự bản tính là Cha, là Chủ, là Thầy. Những người được thông công các danh hiệu đó là do Thiên Chúa ban cho. Ở đây Người không nói về quyền làm cha, làm chủ, làm thầy do luật thiên nhiên và trật tự xã hội đem lại cho người ta.
– Được cân nhắc lên, chức vụ coi sóc người khác, Người dạy các môn đệ phải ăn ở khiêm nhường, tự hạ, biết tôn trọng người khác. Vì ai kiêu ngạo, tự nâng mình lên, sẽ bị hạ xuống, còn kẻ tụ hạ sẽ được nâng lên. Chính Đức Giêsu đã đi con đường khiêm nhường tự hạ, các môn đệ cũng phải đi một lối đó (Rm 8,29)
- Đường Hy Vọng đã nhắn nhủ những người lãnh đạo cộng đoàn rằng:
– Lãnh đạo không có gương sáng thì được vâng phục nhưng không được kính phụ.
– Lãnh đạo nêu gương sáng trong mọi lãnh vực thì được vâng phục, kính phục và mến phục. Họ toả ra ngoài ảnh hưởng rất sâu rộng. Chúa Giêsu không mong biến đổi tức khắc bằng một mệnh lệnh, nhưng Chúa đòi hỏi: con phải tin tưởng để làm cho họ tin tưởng, sống để làm cho họ sống như con.
- Mùa chay là thời gian thuận tiện để sám hối cuộc sống cho phù hợp với bản chất và ơn gọi làm người và làm con Chúa.
ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN
Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10