Cách đáp lại những chống đối giáo huấn của Giáo hội
Thứ Sáu, 19-05-2017 | 23:52:02
Tôi đề nghị chúng ta trở lại với một vài giáo huấn của Đức Thánh Cha Phanxicô – một con người rất chiến lược và cụ thể hơn là với một tông huấn rất thiết thực của ngài là Evangelii Gaudium.
Mới đây, một người bạn kể cho tôi nghe cuộc đối thoại giữa cô ấy với một bạn cùng lớp ở đại học. Nói ngắn gọn là khi đang trò chuyện về chủ đề phá thai thì người bạn cùng lớp kia nhận ra rằng bạn tôi là một người ủng hộ bảo vệ sự sống (Pro-life) và bắt đầu nổi giận.
Bạn tôi vẫn giữ bình tĩnh và nói lên những lý do mang tính logic và khoa học để bảo vệ niềm tin của mình nhưng người bạn cùng lớp đó lại không muốn lắng nghe. Tôi đã nghe nhiều lần về những tình huống tương tự và chắc hẳn các bạn cũng thế. Thậm chí có khi các bạn vẫn còn đang phải chịu đựng những hậu quả của cơn phẫn nộ ấy.
Các chủ đề như bảo vệ sự sống, xác định giới tính và giáo huấn Công giáo nói chung dường như là nguyên nhân gây nên sự phẫn nộ đối với các “đối thủ” của chúng ta và không thể có một cuộc đối thoại mang tính hợp lí.
Tại sao người ta phản ứng với những lý lẽ bằng sự giận dữ?
Tôi nghĩ chúng ta cần nhớ lại rằng chúng ta đang sống trong “thời đại thực dụng,” theo cách gọi của nhà thần học Công giáo Charles Taylor. Thứ tốt nhất cho bản thân của những người đương thời là được thể hiện mình. Vì vậy nên những từ ngữ yêu thích nhất ở thời hiện đại là “tự do chọn lựa” và “màu sắc cá nhân”.
Dù cho nhiều người rằng cần có “tư duy phản biện,” họ chỉ xem các lý lẽ như một nguy cơ đe dọa tới niềm tin của họ rằng thực tại chính là sự tự khẳng định mình. Quan điểm Công giáo của chúng ta lại xem thực tại như một điều gì đó được lãnh nhận chứ không phải do bản thân tạo nên. Vì vậy bất cứ nổ lực nào để nói chuyện lý lẽ với họ đều được xem là áp đặt.
Không phải tôi đang khuyến khích rằng chúng ta nên bỏ đi truyền thống của chúng ta để tiếp nhận ánh sáng của lí trí con người. Nhưng việc đáp lại những sự phản kháng đối với giáo huấn của Giáo hội bằng những lý lẽ thận trọng ngay từ ban đầu dường như không mấy thành công.
Vậy chúng ta nên đáp lại như thế nào?
Chúng ta có thể bị cám dỗ và xem những người phản kháng là kẻ thù hơn là những con người lạc lối. Nhưng chúng ta không thể đồng thuận với bạn cùng lớp, đồng nghiệp, bạn bè và ngay cả gia đình và để mặc họ bị mắc kẹt trong những sai lầm tai hại. Chúng ta cũng không thể nào nổi nóng và từ bỏ họ khi họ lớn tiếng với ta (thỉnh thoảng như vậy) hay đóng vai nạn nhân và nhìn nhận họ như những kẻ áp bức mình.
Tôi đề nghị chúng ta trở lại với một vài giáo huấn của Đức Thánh Cha Phanxicô – một con người rất chiến lược và cụ thể hơn là với một tông huấn rất thiết thực của ngài là Evangelii Gaudium.
Ngài nói về “sự đồng hành,” một mối quan hệ cần dựa trên thời gian và sự kiên nhẫn dành cho nhau vượt hơn những cuộc chuyện phím thường ngày của chúng ta. Chúng ta cần lắng nghe những chia sẻ về niềm vui, niềm hi vọng và cả nỗi buồn sâu kín nhất trong lòng người khác.
Điều này bao gồm cả việc thấu hiểu cách nhìn của người khác khi họ cho rằng Giáo hội là một tổ chức chỉ biết ban hành các luật lệ áp đặt và không có lòng thương xót.
Việc lắng nghe thực sự không đòi hỏi chúng ta phải chấp nhận người khác trong cảm thức của sự đồng thuận, nhưng chúng ta phải có khả năng lắng nghe cách thực sự nghiêm túc các tranh luận của họ. Khi chúng ta thực sự lắng nghe mà không tranh cãi thì sẽ giúp gia tăng niềm tin để rồi người khác cũng sẽ biết lắng nghe khi chúng ta chia sẻ niềm vui của Tin Mừng.
Vì chỉ khi người ta được một lần cảm nghiệm được tình yêu của Thiên Chúa thì họ mới có thể hiểu được và thậm chí muốn vâng theo lề luật của Người. Như Chúa Giêsu đã nói “Ai yêu thầy thì sẽ giữ lời thầy.”
(Fernandes 17 tuổi, là học sinh lớp 12 theo mô hình giáo dục tại nhà ở thị trấn Dundalk thuộc bang Ontario, Canada)
Huỳnh Phi chuyển ngữ
Thông tin
Chia sẻ Lời Chúa
Tìm kiếm
Bài giảng- Thánh Lễ
Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
Tin mới
- ĐTC cảm ơn Giáo hội và nhân dân Iraq về chuyến viếng thăm tốt đẹp
- ĐTC Phanxicô: Nếu thiếu cầu nguyện Giáo hội không thể truyền giáo và phục vụ tha nhân
- ĐTC mời gọi phổ biến giáo huấn của thánh Têrêsa Avila
- ĐHY Tagle nhắc các tín hữu đừng xem bí tích rửa tội chỉ là một “thói quen"
- Tòa Thánh tổ chức buổi gặp gỡ về “Tình huynh đệ” tại Liên Hiệp Quốc
- Một giáo phận Philippines mở trạm y tế tại tất cả giáo xứ trong thời gian đại dịch
- Các dòng tu cam kết tiếp tục chăm sóc cho những người yếu đuối dễ bị tổn thương
- Chuỗi Mân côi bảo vệ môi trường cho Ngày Quốc tế Giới trẻ 2023
- ĐHY Sako kêu gọi xóa bỏ các định nghĩa sai về Ki-tô hữu trong sách giáo khoa Hồi giáo
- Một hy vọng tự do tôn giáo cho cộng đoàn Kitô hữu ở Lào
- Các Giáo hội Kitô kỷ niệm 20 năm Hiến chương Đại kết
- "Ai tin được sống muôn đời" Suy niệm Lời Chúa - Thứ Ba Tuần II - Mùa Phục Sinh || 13/04/2021
- Hội đồng Giám mục khai mạc Hội nghị thường niên lần I/2021
- ĐTC Phanxicô cử hành Thánh lễ kính Lòng Chúa Thương xót
- Thứ Hai tuần 2 Phục sinh (Ga 3,1 -8)
- Thứ Hai tuần 2 Phục sinh
- "Được sinh ra từ trên" Suy niệm Lời Chúa - Thứ Hai Tuần II - Mùa Phục Sinh || 12/04/2021
- Nguy cơ “mảnh áo chùng Công Giáo” của Chúa Giêsu bị xé thêm
- Gia đình: Linh ảnh của Lòng thương xót
- "Bình an cho anh em!" Suy niệm Lời Chúa - Chúa Nhật tuần II Phục Sinh || 11/04/2021