Các tổ chức Công giáo cam kết thoái vốn khỏi nhiên liệu hóa thạch
Thứ Ba, 17-11-2020 | 07:57:54
Tuân theo hướng dẫn của Vatican về đầu tư, hôm thứ Hai 16/11, 47 tổ chức tôn giáo tuyên bố thoái vốn khỏi nhiên liệu hóa thạch. Đây là tuyên bố chung có nhiều thành viên nhất từ trước tới nay của các tổ chức tôn giáo, gồm Công giáo, Tin lành và Do Thái của 21 quốc gia.

Ô nhiễm môi trường
Trong số các tổ chức Công giáo, có Ủy ban Hội đồng Giám mục Liên minh châu Âu, Caritas châu Á và Hiệp hội các Linh mục Công giáo Hoa Kỳ.
Cam kết thoái vốn khỏi nhiên liệu hóa thạch là cam kết đầu tiên được đưa ra sau công bố hướng dẫn hoạt động đầu tiên của Vatican về sinh thái học toàn diện. Các hướng dẫn này được ban hành bởi các Thánh bộ của Tòa Thánh, kêu gọi người Công giáo tránh đầu tư vào các công ty “gây thiệt hại đến hệ sinh thái xã hội hoặc con người, như phá thai hay buôn bán vũ; hoặc sinh thái môi trường, như việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch”.
Cam kết của người Công giáo đối với năng lượng sạch là một phần không thể thiếu trong giáo lý của học thuyết xã hội Công giáo. Năm mươi năm trước, vào tháng này, Thánh Phaolô VI khẳng định rằng “mọi thứ được kết hợp một cách có tổ chức” theo “kế hoạch yêu thương của Đấng Tạo Hóa” và cảnh báo chúng ta rằng sẽ có nguy cơ “dẫn đến một thảm họa sinh thái thực sự”. Trong thông điệp năm 2015 Laudato Si’, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở “mọi thứ đều được kết nối với nhau”, trong “một cuộc khủng hoảng phức tạp cả về xã hội và môi trường”, và chỉ ra cho thấy “chúng ta vẫn còn thiếu văn hóa cần thiết để đối diện với cuộc khủng hoảng này”.
Đến nay, khoảng 400 tổ chức tôn giáo đã thoái vốn khỏi nhiên liệu hóa thạch.
Cha Manuel Enrique Barrios Prieto, Tổng thư ký Hội đồng Giám mục Liên minh châu Âu (Comece) xác nhận: “Hội đồng Giám mục Liên minh châu Âu đã tham gia phong trào Công giáo thoái vốn khỏi nhiên liệu hóa thạch. Chúng tôi cũng khuyến khích các tổ chức khác tham gia với chúng tôi trong việc thực hiện các bước cụ thể để giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu. Các cam kết đối với Thỏa thuận Paris về Khí hậu là quan trọng và Thỏa thuận xanh châu Âu là một cách để thực hiện điều đó. Giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu giữ cho gia đình nhân loại khỏi những nguy hiểm của một thế giới đang quá nóng và hơn bao giờ hết, cần phải có hành động quyết định”.
Bà Inger Andersen, Giám đốc Điều hành Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc cho biết: “Sức mạnh kinh tế của niềm tin, hướng vào đầu tư có trách nhiệm và nền kinh tế xanh, có thể là một động lực quan trọng của thay đổi tích cực và là nguồn cảm hứng cho những người khác, trong một phong trào tái thiết tốt hơn”. (CSR_8318_2020)
Ngọc Yến – Vatican News
Thông tin
Chia sẻ Lời Chúa
Tìm kiếm
Bài giảng- Thánh Lễ
Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
Tin mới
- "Có một vực thẳm" Suy niệm Lời Chúa - Thứ Năm Tuần 2 Mùa Chay || 04/03/2021
- ĐTC Phanxicô xin cầu nguyện cho chuyến viếng thăm Iraq của ngài
- ĐTC Phanxicô: Nếu không biết Chúa Giê-su, chúng ta không dám tin Thiên Chúa yêu thương con người
- Sáng kiến 24 giờ cho Chúa
- Các giám mục Hoa Kỳ bày tỏ tình liên đới với người dân Myanmar sau cuộc đảo chính
- ĐTC Phanxicô có thể sẽ sử dụng xe bọc thép trong chuyến thăm Iraq
- Các nữ sinh Nigeria bị bắt cóc hôm 26/2 đã được trả tự do
- Tổ chức Trợ giúp các Giáo hội Đau khổ hỗ trợ học bổng cho giới trẻ Iraq
- "Anh em không được như vậy" Suy niệm Lời Chúa - Thứ Tư Tuần 2 Mùa Chay || 03/03/2021
- Thách đố của cộng đoàn Ki-tô hữu thiểu số Iraq để duy trì sự hiện diện của Kitô giáo
- Tổng Thư ký LHQ ca ngợi vai trò lãnh đạo quan trọng của ĐTC
- Sứ thần tại Iraq dương tính với Covid-19, 5 ngày trước chuyến tông du của ĐTC
- Các Giáo hội châu Âu tổ chức Hội thảo “Người già và tương lai của châu Âu”
- Gương can đảm của một nữ tu trong khủng hoảng Myanmar
- "Nói mà không làm" Suy niệm Lời Chúa - Thứ Ba Tuần 2 Mùa Chay || 02/03/2021
- ĐTC tiếp đại diện Trung tâm Liên đới Phanxicô
- Đức nguyên Giáo hoàng Biển Đức XVI tái khẳng định: “Không có hai Giáo hoàng”
- ĐTC Phanxicô nói về “các nết xấu và các nhân đức”
- Các tu sĩ Dòng Tên châu Phi kêu gọi tạm miễn sở hữu trí tuệ đối với vaccine Covid
- ĐHY Peter Turkson gửi sứ điệp nhân Ngày Bệnh Hiếm lần thứ XIV