Các giám mục Philippines kêu gọi đấu tranh chống lại ‘‘kỳ thị virus corona"
Thứ Bảy, 22-08-2020 | 02:04:33
Khi các trường hợp nhiễm Covid-19 gia tăng tại Philippines, hai giám mục nước này đang kêu gọi cộng đồng Công giáo không kỳ thị những người bị Covid-19 tấn công nhưng hãy thể hiện sự nâng đỡ và quan tâm đến họ bằng những lời cầu nguyện và các tin nhắn.
Đức cha Broderick Pabillo, Đại diện Tông tòa của Tổng Giáo phận Manila, lưu ý rằng ngày càng có nhiều “sự kỳ thị” đối với những người bị nhiễm Covid-19, tương tự như với “bệnh phong cùi vào thời Chúa Giê-su”. Ngài nói rằng trong khi bệnh phong có thể được nhìn thấy bên ngoài và loại virus corona mới không thể nhìn thấy bằng mắt thường, cả hai đều có cùng tác động đối với con người. “Cả hai loại bệnh đều khiến cho người bị nhiễm bệnh bị xa cách những người khác. Họ bị những người khác tránh né, ngay cả bởi những người thân thiết với họ. Người ta rất sợ lây nhiễm trong cả hai trường hợp, phần lớn là do không biết rõ về căn bệnh.”
Đức cha Pabillo giải thích rằng sự lây nhiễm thường được đổ lỗi cho sự “bất cẩn” của những người mắc bệnh. Ngài nói: “Cả hai [bệnh phong và Covid-19] đều có một sự kỳ thị đi kèm.”
Cầu nguyện và nâng đỡ những người bị nhiễm virus
Đức cha Pabillo năm nay 65 tuổi, bị nhiễm Covid-19 và đã bình phục, kể lại rằng ngài đã nhận được tràn ngập những thông điệp về sự cảm thông và những lời hứa cầu nguyện khi có kết quả dương tính. Ngài nói: “Tôi thực sự tin rằng những lời cầu nguyện này thực sự đã giúp ích. Họ không chỉ thúc đẩy tinh thần của tôi, mà tôi chắc chắn Chúa đã nghe thấy họ.”
Ngài nói thêm rằng ngay cả khi tuân theo các quy định về sức khỏe, cộng đồng Giáo hội không nên né tránh những người bị nhiễm bệnh mà hãy tìm ra những cách sáng tạo để đảm bảo người nhiễm bệnh và người được chữa lành không bị kỳ thị. Ngài kêu gọi công chúng gửi những tin nhắn liên đới và quan tâm đến những người bị nhiễm bệnh, cũng như cung cấp thức ăn và tài liệu đọc cho họ.
Chấm dứt phân biệt
Trong khi đó, Đức cha Patricio Buzon của Bacolod cũng kêu gọi chấm dứt “sự thù ghét” liên quan đến Covid, coi bệnh nhân là “những người phong cùi hiện đại”. Ngài lưu ý: “Trên toàn thế giới, mọi người bị phân biệt đối xử vì màu da, văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo và tất cả các loại khác biệt.” Ngài kêu gọi cầu nguyện cho sự hàn gắn của đất nước và cho những người trên tuyến đầu khi các trường hợp mới nhiễm virus corona tiếp tục gia tăng trong nước.
Theo Bộ Y tế của Philippines, hôm thứ Năm 20/08, nước này có 4.339 ca nhiễm mới và 88 người chết. Như thế, Philippines đã có 178.022 trường hợp nhiễm virus và 2.883 người chết vì virus. Philippines là nước có nhiều người nhiễm nhất ở Đông Nam Á và có số người chết nhiều thứ hai trong vùng, sau Indonesia. (Vatican News 20/08/2020)
Hồng Thủy – Vatican News
Thông tin
Chia sẻ Lời Chúa
Tìm kiếm
Bài giảng- Thánh Lễ
Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
Tin mới
- ĐTC tặng vắc xin cho người vô gia cư
- Do đại dịch, ĐTC và giáo triều Roma không thể tham dự cuộc tĩnh chung hàng năm
- ĐTC bổ nhiệm thành viên mới cho Hàn lâm viện Tòa Thánh về Khoa học Xã hội
- Chủ tịch HĐGM Hoa Kỳ hy vọng tổng thống Biden cùng Giáo hội giải quyết nạn phá thai
- Đức Thượng phụ Giêrusalem gặp gỡ các quan chức cấp cao của Jordan
- ĐTC Phanxicô gửi thông điệp cho Tổng thống Biden nhân dịp ông nhậm chức
- ĐTC Phanxicô: Chỉ đối thoại không đủ giúp các Kitô hữu hiệp nhất - cần cầu nguyện
- Giám mục Hoa Kỳ mời gọi tín hữu tham gia tuần 9 ngày cầu nguyện cho sự sống
- ĐTC Phanxicô kêu gọi các nước loại bỏ vũ khí hạt nhân
- Các tín hữu Úc được mời gọi hỗ trợ các linh mục trong các khu vực xung đột
- Các giám mục ở Manila muốn ưu tiên vắc-xin cho người nghèo trước các giáo sĩ
- Các Hồng y Ấn Độ thúc giục Thủ tướng mời ĐTC Phanxicô thăm nước này
- Đức cha Antoniazzi: người dân Tunisia đói khát, giới trẻ thất vọng
- 15 tổ chức Công giáo phản đối dùng vũ lực ngăn dòng người Honduras di cư
- ĐTC khuyến khích hàng giáo sĩ Venezuela yêu thương và phục vụ
- Cộng đoàn nữ tu đại kết Grandchamp và Tuần Cầu nguyện cho sự Hiệp nhất Kitô hữu
- Một linh mục Nigeria bị bắt cóc và bị sát hại dã man
- ĐTC Phanxicô đề cao di sản bất bạo động của Martin Luther King
- ĐTC Phanxicô: Lời nói có thể là nụ hôn nhưng cũng có thể là lưỡi dao
- ĐHY Pell hoan nghênh việc đưa phụ nữ vào hội đồng kinh tế của Vatican