Các Giám mục Pháp nhấn mạnh nền tảng của nhân chủng học Công giáo
Thứ Hai, 29-04-2019 | 23:08:36
Một tài liệu mới được công bố vào ngày 23 tháng 4 bởi Hội đồng thường trực của Hội đồng Giám mục Pháp (CEF) tóm tắt các khái niệm nhân học chính yếu của giáo lý Công giáo, bao gồm tự do, gia đình, lương tâm, sự dữ, sự thật và thân xác. Tài liệu mới tìm cách đưa ra phản ứng với cuộc khủng hoảng đức tin và nền văn minh đương đại.
Với phần lời tựa của Đức Tổng Giám mục Michel Aupetit Địa phận Paris và phần lời bạt của Đức Giám mục Jean-Pierre Batut Địa phận Blois, tài liệu lấy tiêu đề từ Thánh Vịnh 8 – “Qu’est-ce que l’homme pour que tu penses à lui ? Éléments d’anthropologie catholique” (Con người là chi mà Chúa cần nhớ đến? Các yếu tố của nhân học Công giáo).
Những nguyên tử không bị cô lập
Tài liệu giải thích việc Giáo hội Công giáo quan niệm con người được Thiên Chúa tạo dựng “theo hình ảnh và giống như Người”; và “xinh đẹp, tự do và hướng đến chân lý”, cũng như kêu gọi tinh thần trách nhiệm.
Tài liệu nói lên chi tiết về phẩm giá bất khả nhượng của con người “từ khi thụ thai cho đến khi chết tự nhiên” với “bản chất hữu hạn” và “những giới hạn” của nó.
Tài liệu cũng tìm cách khôi phục một chiều kích tập thể đối với mỗi con người như một thành viên của “gia đình nhân loại duy nhất”.
“Chúng ta không phải là những nguyên tử bị cô lập vốn lựa chọn việc có các mối tương quan hay không”, mười vị Giám mục của Hội đồng Thường trực CEF lập luận, bởi vì “tất cả chúng ta đều phụ thuộc lẫn nhau”.
Hội đồng đã đưa ra quyết định để chuẩn bị tài liệu cách đây khoảng một năm trước.
“Hiện nay, có một nhu cầu to lớn, không phải đối với một cuộc đàm luận về luân lý, mà là một cuộc đàm luận về nhân chủng học”, Đức Cha Batut nói.
“Một mặt, điều này là bởi vì khi chúng ta giải quyết các vấn đề trực tiếp từ góc độ luân lý, chúng ta được coi như là những nhà luân lý. Những người đối thoại của chúng ta phản ứng lại và điều này kết thúc bằng việc ngăn chặn bất kỳ cuộc thảo luận nào”.
“Mặt khác, đó cũng chính là bởi vì cuộc khủng hoảng đức tin, vốn đã thể hiện ở nước ta bởi sự sụp đổ trong thực tiễn và số lượng các linh mục, chủ yếu là một cuộc khủng hoảng về nhân chủng học hoặc nền văn minh”, Đức Cha Batut nói.
Do đó, ủy ban biên tập đã chọn bắt đầu với cuộc đàm luận của Giáo hội về con người và xã hội và đồng thời giải quyết các vấn đề khó khăn dần dần trong suốt tài liệu thông qua một loạt các minh họa.
Những vấn đề này bao gồm dự thảo luật đạo đức sinh học sắp tới, bản sửa đổi mới nhất vốn sẽ được trình bày vào tháng 6, cũng như sinh thái học, bất bình đẳng và “sự giải phóng của phụ nữ”.
Luật tự nhiên không phải là quy luật tự nhiên
Tài liệu này thậm chí còn thảo luận về khái niệm giáo lý Công giáo bị tranh cãi và hiểu nhầm về “luật tự nhiên”.
“Luật luân lý này, vốn được gọi là luật tự nhiên, không phải là quy luật của tự nhiên theo nghĩa thuật ngữ này được áp dụng đối với động vật”, tài liệu viết.
“Từ quan điểm của con người, không có lý do nào trong việc tìm hiểu liệu chế độ một vợ một chồng hay đồng tính luyến ái tồn tại giữa các loài động vật. Hơn nữa, động vật không hiểu được việc cấm loạn luân”, theo tài liệu, vốn đã được “soạn thảo, thảo luận và được chỉnh sửa về độ dài” bởi Hội đồng Thường trực.
“Luật tự nhiên là quy luật về bản chất con người, vốn giải thích điều gì là tốt đối với con người làm để đạt được hạnh phúc”, tài liệu giải thích.
Đức Giám mục Batut cho biết tài liệu mới này được sáng kiến để “chủ yếu đáp ứng nhu cầu của người Công giáo”. Nhưng Ngài cho biết nó cũng cung cấp tài liệu tham khảo có tính chất giáo dục cho bất cứ ai muốn tìm hiểu rõ hơn về những lập trường luân lý của Giáo hội Công giáo.
“Chúng tôi muốn chứng minh nhân chủng học Công giáo với tất cả vẻ đẹp và khả năng của nó để đối phó với các hiện tượng có thể xuất hiện tách biệt với nhau”, Đức Giám mục Batut cho biết thêm.
Mặt khác, tài liệu này không đề cập đến cuộc tranh đấu cần thiết để cho phép các xác tín Công giáo bén rễ vào đời sống hàng ngày của họ.
“Phẩm giá của những người khuyết tật, chẳng hạn, tạo thành một nghịch lý. Ngay từ ban đầu, nó hoàn toàn không rõ ràng”, thần học gia Henri-Jérôme Gagey cho biết.
“Nó cần phải được phát triển thông qua việc gặp gỡ và thông qua sự đồng hành xã hội”, thần học gia Henri-Jérôme Gagey nói.
“Chỉ có cách thức làm việc này mới cho phép chúng ta đảm bảo rằng những tuyên bố của chúng ta không còn được coi như là một giáo lý theo nghĩa tiêu cực của thuật ngữ này”, thần học gia Gagey cảnh báo.
“Chính khía cạnh này có thể thiếu trong tài liệu và có thể ngăn nó khỏi việc có tác động mong muốn trong số những người không tự nhiên chia sẻ những xác tín của chúng ta”.
CEF cũng đã công bố việc ra mắt một mục mới trên trang web của mình được dành cho nhân chủng học Công giáo. Mục này cũng sẽ bao gồm các đoạn video, các tài liệu tham khảo và những câu hỏi mà có lẽ sẽ lấp đầy bất kỳ khoảng trống nào trong tài liệu.
Minh Tuệ (theo LaCroix)
Thông tin
Chia sẻ Lời Chúa
Tìm kiếm
Bài giảng- Thánh Lễ
Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
Tin mới
- "Đem tất cả những thứ này ra khỏi đây!" Suy niệm Lời Chúa - Chúa Nhật Tuần 3 Mùa Chay || 07/03/2021
- "Đền thờ là thân thể Người" Suy niệm Lời Chúa - Chúa Nhật Tuần 3 Mùa Chay || 07/03/2021
- Tông du Iraq: Diễn văn (3) trong cuộc gặp gỡ liên tôn tại Ur
- Tông du Iraq: ĐTC cầu nguyện với các tôn giáo cùng tổ phụ Ápraham tại quê hương tổ phụ
- Tông du Iraq: Gặp gỡ riêng với Đại Ayatollah Al-Sistani
- Tông du Iraq: Gặp gỡ các giám mục, linh mục, tu sĩ, giáo lý viên
- "Ăn mừng" Suy niệm Lời Chúa - Thứ Bảy Tuần 2 Mùa Chay || 05/03/2021
- Thứ Bảy Tuần 2 Mùa Chay - Suy Niệm Tin Mừng: Lc 15, 1-3. 11-32
- ĐTC gặp gỡ chính quyền, đại diện xã hội dân sự và ngoại giao đoàn
- Tổng thống Iraq chào đón ĐTC Phanxicô
- ĐTC Phanxicô đến phi trường Baghdad và được Thủ tướng Iraq chào đón
- ĐTC Phanxicô lên đường viếng thăm Iraq
- ĐTC Phanxicô đến đền thờ Đức Bà Cả cầu nguyện cho chuyến tông du Iraq
- Các tổ chức tôn giáo đang hoạt động ở Iraq chào đón ĐTC thăm nước này
- "Sinh hoa lợi" Suy niệm Lời Chúa - Thứ Sáu Tuần 2 Mùa Chay || 05/03/2021
- ĐTC Phanxicô hoan nghênh việc dịch Thông điệp “Tất cả anh em” sang tiếng Nga
- Sứ điệp ĐTC gửi nhân dân Iraq trước chuyến viếng thăm nước này
- Phỏng vấn ĐHY Pietro Parolin về chuyến viếng thăm Iraq của ĐTC
- Các tổ chức tôn giáo đang hoạt động ở Iraq chào đón ĐTC thăm nước này
- Sau 4.000 năm, thành Ur, quê hương tổ phụ Abraham, được chiếu sáng