Các bề trên dòng Tên ở châu Âu kêu gọi liên đới đạo đức và xã hội
Thứ Bảy, 09-05-2020 | 22:58:52
Hiệp hội các Bề trên thượng cấp của Dòng Tên Châu Âu đã gửi một thông điệp tới các tổ chức của Liên minh Châu Âu (EU) yêu cầu cổ võ “sự liên đới đạo đức và xã hội đích thực” trong thời kỳ đại dịch.

Các tu sĩ dòng Tên châu Âu yết kiến ĐTC
Thông điệp được ban hành ngày 08/05, nhân dịp kỷ niệm 75 năm kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai và 70 năm sau tuyên bố của Shumann.
Mối liên hệ gắn kết tất cả các dân tộc ở châu Âu
Thông điệp nhấn mạnh rằng đại dịch virus corona đã củng cố nhận thức về mối liên hệ gắn kết tất cả các dân tộc ở châu Âu, vượt trên chủ nghĩa cá nhân. Chính trong những thời điểm mà các nhà thờ trống rỗng, các Bề trên thượng cấp của Dòng Tên Châu Âu mời gọi các chính phủ của các quốc gia nơi họ sống tái khám phá, trong cội nguồn Kitô giáo của họ, sự gần gũi giữa tất cả loài người. Đây là mối liên kết mà họ khám phá ra như nguồn lực thay đổi và liên đới. Trong vài tháng qua đã có lời kêu gọi liên đới với những người nghèo nhất, với tương lai của trái đất, với các dân tộc phía nam, và với người tị nạn và người di cư.
Suy nghĩ lại về mô hình toàn cầu hóa hiện nay
Các tu sĩ dòng Tên kêu gọi suy nghĩ lại về mô hình toàn cầu hóa hiện nay. “Chúng ta không thể sống lành mạnh trên một hành tinh bị bệnh. May mắn là Liên hiệp châu Âu đã trở lại tình liên đới thực hành, bao gồm thách thức đối mặt với hậu quả kinh tế và các vấn đề xã hội của đại dịch. Điều này nhất thiết đòi hỏi phân phối lại ở mức nào đó tài sản của các nước giàu nhất cho các nước nghèo nhất”. Tiếp đến, thông điệp xem xét tình trạng của người tị nạn và người xin tị nạn ở châu Âu: yêu cầu liên đới “cũng phải được khẩn trương mở rộng cho họ”, đặc biệt là những người bị giam cầm trong các trại tị nạn bên trong và tại các lối vào châu Âu.
Xóa nợ, viện trợ nhân đạo, đầu tư y tế và xã hội
Thông điệp cũng yêu cầu các nước phía Bắc “hủy bỏ nợ cho các nước nghèo nhất, tăng cường hợp tác phát triển và viện trợ nhân đạo, và chuyển hướng chi tiêu quân sự sang các dịch vụ y tế và xã hội”. Cuộc khủng hoảng cũng là một “cơ hội thiêng liêng để hoán cải” và Dòng Tên bày tỏ hy vọng không trở lại “sự bình thường như cũ” mà là “làm việc cho một sự thay đổi triệt để, lấy cảm hứng từ niềm tin sâu xa nhất của chúng ta”. (Fides 09/05/2020)
Hồng Thủy – Vatican News
Thông tin
Chia sẻ Lời Chúa
Tìm kiếm
Bài giảng- Thánh Lễ
Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
Tin mới
- Tòa Thánh chúc mừng tín đồ Hồi giáo nhân tháng chay tịnh Ramadan
- Tòa Thánh tổ chức Hội nghị quốc tế: Tâm trí, Thân xác và Linh hồn
- Các Giáo hội châu Mỹ Latinh và Caribê chuẩn bị Đại hội Giáo hội
- Nhà thờ Đức Bà Paris hai năm sau trận hỏa hoạn
- Các giám mục Brazil cảm ơn ĐTC đã gần gũi và cảm thương đối với người dân Brazil
- Giáo hội Hàn Quốc phát động chiến dịch chia sẻ vắc-xin cho các nước nghèo
- Các giám mục Congo lo ngại về việc cưỡng bức theo Hồi giáo
- Các giám mục Pháp và Haiti yêu cầu trả tự do cho các linh mục và nữ tu bị bắt cóc
- Giáo hội tại Nga kỷ niệm 30 năm tái lập cơ cấu Giáo hội
- ĐTC cảm ơn Giáo hội và nhân dân Iraq về chuyến viếng thăm tốt đẹp
- ĐTC Phanxicô: Nếu thiếu cầu nguyện Giáo hội không thể truyền giáo và phục vụ tha nhân
- ĐTC mời gọi phổ biến giáo huấn của thánh Têrêsa Avila
- ĐHY Tagle nhắc các tín hữu đừng xem bí tích rửa tội chỉ là một “thói quen"
- Tòa Thánh tổ chức buổi gặp gỡ về “Tình huynh đệ” tại Liên Hiệp Quốc
- Một giáo phận Philippines mở trạm y tế tại tất cả giáo xứ trong thời gian đại dịch
- Các dòng tu cam kết tiếp tục chăm sóc cho những người yếu đuối dễ bị tổn thương
- Chuỗi Mân côi bảo vệ môi trường cho Ngày Quốc tế Giới trẻ 2023
- ĐHY Sako kêu gọi xóa bỏ các định nghĩa sai về Ki-tô hữu trong sách giáo khoa Hồi giáo
- Một hy vọng tự do tôn giáo cho cộng đoàn Kitô hữu ở Lào
- Các Giáo hội Kitô kỷ niệm 20 năm Hiến chương Đại kết