Bạo lực chống lại các Kitô hữu tại Ấn Độ gia tăng
Thứ Năm, 21-02-2019 | 16:24:27
Theo luật sư, “nếu như các lực lượng chính trị không chấm dứt việc khuyến khích mọi người tự mình thực thi công lý, thì văn hóa bạo lực đám đông và tình trạng vô luật pháp sẽ trở thành chuẩn mực”. Xu hướng không nộp đơn khiếu nại chống lại những kẻ thủ phạm gây ra bạo lực “thể hiện sự đồng lõa giữa những kẻ thủ phạm bạo lực và cảnh sát, những người rõ ràng thích thú với sự bao che của các nhà lãnh đạo hoặc các quan chức chính trị địa phương”, bà Arora lưu ý.
Vào tháng 1 năm 2019, đã xảy ra 29 vụ bạo lực nhằm vào các Kitô hữu Ấn Độ ở 13 tiểu bang của Ấn Độ. Trong số những người bị thương có 26 phụ nữ và 25 trẻ em. Đối với những trường hợp này, không có khiếu nại chính thức nào được ghi nhận (Báo cáo thông tin đầu tiên) bởi cảnh sát. Dữ liệu được gửi đến Agenzia Fides bởi các tình nguyện viên của “Đường dây trợ giúp của Diễn đàn Kitô giáo” (United Christian Forum Helpline), một đường dây điện thoại được kích hoạt trong nước để lắng nghe và ghi nhận tất cả các trường hợp bạo lực, uy hiếp và đe dọa dưới mọi hình thức hức đối với các cộng đồng Kitô giáo. “Dữ liệu không khác nhiều so với xu hướng năm 2018, với trung bình 20 vụ xảy ra mỗi tháng, gần như là một vụ bạo lực xay ra mỗi ngày”, bà Tehmina Arora phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với Fides. Bà là một luật sư về nhân quyền, một nhà hoạt động và tư vấn của tổ chức phi chính phủ mang tên “Liên minh Bảo vệ Tự Do” (Alliance Defending Freedom – ADF Ấn Độ). Bà Arora đã trích dẫn một vụ việc xảy ra gần đây: “Một buổi tụ họp cầu nguyện trong một ngôi nhà ở Kotra Tehsil, thuộc quận Udaipur, bang Rajasthan đã bị gián đoạn bởi những kẻ cực đoan Ấn giáo ném đá và hô to những khẩu hiệu chống lại các Kitô hữu, với những cáo buộc liên quan đến việc cải đạo. Cảnh sát đã không hề đưa ra bất kì động thái nào hoặc thu thập những khiếu nại chính thức chống lại những kẻ có tội”.
Theo vị luật sư, “nếu như các lực lượng chính trị không chấm dứt việc khuyến khích mọi người tự mình thực thi công lý, thì văn hóa bạo lực đám đông và tình trạng vô luật pháp sẽ trở thành chuẩn mực”. Xu hướng không nộp đơn khiếu nại chống lại những kẻ thủ phạm gây ra bạo lực “thể hiện sự đồng lõa giữa những kẻ thủ phạm bạo lực và cảnh sát, những người rõ ràng thích thú với sự bao che của các nhà lãnh đạo hoặc các quan chức chính trị địa phương”, bà Arora lưu ý.
Bang Uttar Pradesh tiếp tục giữ kỷ lục về số vụ bạo lực cao nhất nhằm vào các Kitô hữu. Trong số 29 vụ việc được báo cáo vào tháng 1 năm 2019, chín vụ xảy ra tại Uttar Pradesh. Cách thức hoạt động xảy ra trong tất cả chín trường hợp đều tương tự: một đám đông đi cùng với cảnh sát đến nơi tổ chức buổi tụ họp cầu nguyện, sau đó họ bắt đầu hô to khẩu hiệu và đánh đập các tín hữu, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em. Sau đó, các Linh mục bị cảnh sát bắt hoặc giam giữ với tội danh xúi giục cải đạo trái pháp luật. “Một số lực lượng lên kế hoạch cho các hành vi này đã xúi giục những hành động thù hận đối với một cộng đồng cụ thể nhằm tạo ra sự phân cực”, A.C. Michael, Giám đốc ADF Ấn Độ, tố cáo.
“Thậm chí ngay cả ở bang Chhattisgarh, các tín hữu của một ngôi làng đã bị trục xuất khỏi cộng đồng của họ chỉ vì họ là những người có đức tin Kitô giáo”, A.C. Michael phát biểu với Fides về những trường hợp bạo lực khác. Ở một số nơi thuộc bang Himachal Pradesh và Tamil Nadu, các Kitô hữu bị kéo lê đến các đền thờ Hindu và những kẻ cực đoan đã bôi tro lên trán họ, buộc họ phải thờ các vị thần Hindu. Tại Karnataka, một Linh mục đang chạy xe đạp đã bị đánh vào đầu bằng một thanh sắt và bị bỏ lại trên đường với những vết thương nghiêm trọng ở đầu. Cũng tại Karnataka, một đám đông đã thiêu rụi các vật liệu xây dựng được lưu trữ tại một nhà thờ đang được xây dựng và vị Linh mục quản nhiệm đã bị bỏng nặng.
Minh Tuệ (theo Fides)
Thông tin
Chia sẻ Lời Chúa
Tìm kiếm
Bài giảng- Thánh Lễ
Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
Tin mới
- Thánh lễ truyền chức Phó Tế thầy Giuse Lê Thanh Huấn và G.B Nguyễn Thành Huyên DCCT VN tại Texas, USA
- Giấc mơ đại kết chưa tròn
- Sứ điệp của ĐTC Phanxicô nhân Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội năm 2021
- ĐTC công bố Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội lần thứ 55
- Hàn Lâm viện về Sự sống cảnh báo những tiêu cực trong sản xuất và phân phối vắc-xin
- Án phong chân phước cho nhà khoa học khám phá hội chứng Down đang tiến triển
- ĐHY Hollerich: Dự luật của Đan Mạch yêu cầu dịch các bài giảng là đe dọa tự do tôn giáo
- Các giám mục Hiroshima và Nagasaki ủng hộ hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân
- Cuộc trò chuyện với ĐTC Phanxicô về các nhân đức và thói xấu
- ĐTC lên án các vụ đánh bom tự sát ở Iraq và cầu nguyện cho các nhân
- Các giám mục Anh yêu cầu không chấm dứt hỗ trợ sự sống cho bệnh nhân Ba Lan đang hôn mê
- Cha Rodrigue Sanon, mất tích ở Burkina Faso, được tìm thấy đã chết
- ĐTC tặng vắc xin cho người vô gia cư
- Do đại dịch, ĐTC và giáo triều Roma không thể tham dự cuộc tĩnh chung hàng năm
- ĐTC bổ nhiệm thành viên mới cho Hàn lâm viện Tòa Thánh về Khoa học Xã hội
- Chủ tịch HĐGM Hoa Kỳ hy vọng tổng thống Biden cùng Giáo hội giải quyết nạn phá thai
- Đức Thượng phụ Giêrusalem gặp gỡ các quan chức cấp cao của Jordan
- ĐTC Phanxicô gửi thông điệp cho Tổng thống Biden nhân dịp ông nhậm chức
- ĐTC Phanxicô: Chỉ đối thoại không đủ giúp các Kitô hữu hiệp nhất - cần cầu nguyện
- Giám mục Hoa Kỳ mời gọi tín hữu tham gia tuần 9 ngày cầu nguyện cho sự sống