Báo động đỏ thảm họa môi trường: rừng ngập mặn Kỳ Anh đồng loạt chết
Thứ Năm, 28-04-2016 | 01:39:37
Cá chết rồi người chết
Mấy tuần nay, báo chí tập trung vào hiện tượng cá chết hàng loạt để mổ xẻ, đưa tin về những hiện tượng, số liệu, cách hành động của cơ quan công quyền, đã làm cho dư luận chú ý đến nhiều vào việc cá chết, người chết. Sự việc không đơn giản vì vùng nhiễm độc từ Hà Tĩnh đã lan vào tận Đà Nẵng xa xôi, hơn 200 km bờ biển miền Trung đầy nắng gió hẹn mùa du lịch đang bị đe dọa nghiêm trọng.
Sự vô tâm, lảng tránh và thái độ bao che qua cách làm việc, cách phát ngôn của quan chức từ trung ương đến địa phương, đã làm dậy sóng dư luận. Người ta đã phát hiện ra những “sự im lặng chết chóc” kể từ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho đến các cơ quan chức năng và quan chức nhà nước ở vụ này.
Tối 27/4/2016, Bộ Tài nguyên – Môi trường đã tổ chức “cuộc họp báo kỳ dị”. Sau gần một tháng xảy ra sự việc, sau 9 tiếng đồng hồ báo chí chờ đợi, Bộ TNMT đã họp báo chỉ mấy phút và đưa ra kết luận là chưa rõ nguyên nhân cá chết, nhưng không phải Formosa – đối tượng được đông đảo người dân và báo chí chỉ đích danh là nguồn gây ô nhiễm.
Kết thúc cuộc họp báo, các nhà báo thất vọng và chưng hửng với cách tổ chức và giải thích của Bộ TN-MT. Cuộc họp báo tối nay có nội dung tương tự như bản thông báo kiểu: “Chúng tôi xin thông báo: hiện nay chưa có gì để thông báo, nên chúng tôi xin thông báo để đồng bào biết, khi có gì cần thông báo, chúng tôi sẽ thông báo sau. Chấm hết.” !?
Người dân đặt câu hỏi: lý do gì đằng sau những sự lúng túng và ấm ớ, chậm chạp và lần khần đó?
Phải chăng là vì Formosa là một dự án nhiều khuất tất và phía sau là người Tàu?
Thực vật cũng đang chết hàng loạt
Có một điều ít ai chú ý, là không chỉ động vật biển, cá và con người chết vì ngấm độc, mà ngay cả thực vật cũng đã bị tiêu diệt trên bờ biển Hà Tĩnh.
Bài viết trên báo Hà Tĩnh vào ngày 30/3/2016 đã báo động hiện tượng này. Bài báo viết: “Xã Kỳ Hà (TX Kỳ Anh – Hà Tĩnh) có 75 ha rừng ngập mặn, thế nhưng, thời gian qua, gần 26 ha thuộc các thôn Nam Hà, Đông Hà và Hải Hà bị chết đồng loạt. Tình trạng này diễn ra trong một thời gian khá dài, nhưng gần đây, mật độ ngày càng dày đặc.”
Rừng ngập mặn ở đây được trồng vào năm 1992, chủ yếu là đước, sú và cây vẹt, chạy dọc tuyến đê biển. Trước đây, khi chưa có tuyến đê chắn sóng, khu rừng ngập mặn xã Kỳ Hà như một “thành lũy” bảo vệ hàng nghìn hộ dân nơi đây mỗi khi có sóng to, triều cường mạnh. Ngư dân vùng bãi ngang còn có nguồn thu đáng kể từ khai thác thủy, hải sản.

Ảnh: báo Hà Tĩnh
Ông Nguyễn Tiến Hào, người dân xã Kỳ Hà cho biết: “Trước đây, cánh rừng ngập mặn này đẹp lắm, cây cao 2-3m. Không hiểu sao thời gian gần đây bị chết đồng loạt như thế”.
Ông Nguyễn Hồng Chung – Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Hà thông tin: Trước tình trạng này, chính quyền địa phương đã báo cáo lên cấp trên. Hiện chưa có một thông tin nào về nguyên nhân dẫn đến rừng ngập mặn ở Kỳ Hà bị chết”.
Bài báo viết từ 30 tháng 3/2016, nhưng không được ai chú ý và lãnh đạo tỉnh lo “kiện toàn bộ máy”, ngay cả vụ cá chết cũng lẩn như chạch.Sau khi xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt, lãnh đạo địa phương bị báo chí phê phán là “tàng hình”, thì tờ báo này bắt đầu có những bài viết ngược lại rằng: “Biển đã sạch, dân đã ra khơi…” nhằm che giấu hậu quả của thảm họa môi trường. Đương nhiên vụ rừng chết đã phải dừng lại không nói đến.
Không chỉ động vật nhạy cảm với chất độc, mà cả thảm thực vật cũng chết, thì còn gì là môi trường?
Hẳn là Bộ TN-MT không thể đổ lỗi là tại Thủy triều đỏ!
Một đại thảm họa môi trường đã thực sự bắt đầu ở Việt Nam.
Song Hà
Tags: cá chết, Kỳ Anh, rừng chết, Song Hà, thảm họa môi trường, Vũng Áng
Có thể bạn quan tâm
- Có vẻ “tảo nở hoa” sẽ là kẻ phải chịu trách nhiệm
- Cá chết: bốc “mùi tử khí” chế độ
- Thăm lại Đông Yên: Thảm cảnh của nhiều thế hệ - Phần V
- Đúng hướng: Phải chọn một, chết từ từ hoặc làm nô lệ
- Lũ cá chết không đúng “quy trình” và phản ứng đúng quy trình tắc trách của ông Tổng Bí thư và toàn hệ thống chính trị
- Thăm lại Đông Yên: Thảm cảnh của nhiều thế hệ - Phần IV
- Vụ cá chết dọc bờ biển Quảng Trị: ảnh chụp "nghi phạm" từ trên không
- Thăm lại Đông Yên: Thảm cảnh của nhiều thế hệ - Phần III
- Thăm lại Đông Yên: Thảm cảnh của nhiều thế hệ - Phần II
- Hậu quả môi trường Vũng Áng: Nhiễm độc, cá chết trắng biển miền Trung
- Thăm lại Đông Yên: Thảm cảnh của nhiều thế hệ - Phần I
- Đông Yên: Chúng tôi không hiểu vì sao bị đuổi đi
Thông tin
Chia sẻ Lời Chúa
Tìm kiếm
Bài giảng- Thánh Lễ
Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
Tin mới
- ĐTC Phanxicô gửi thông điệp cho Tổng thống Biden nhân dịp ông nhậm chức
- ĐTC Phanxicô: Chỉ đối thoại không đủ giúp các Kitô hữu hiệp nhất - cần cầu nguyện
- Giám mục Hoa Kỳ mời gọi tín hữu tham gia tuần 9 ngày cầu nguyện cho sự sống
- ĐTC Phanxicô kêu gọi các nước loại bỏ vũ khí hạt nhân
- Các tín hữu Úc được mời gọi hỗ trợ các linh mục trong các khu vực xung đột
- Các giám mục ở Manila muốn ưu tiên vắc-xin cho người nghèo trước các giáo sĩ
- Các Hồng y Ấn Độ thúc giục Thủ tướng mời ĐTC Phanxicô thăm nước này
- Đức cha Antoniazzi: người dân Tunisia đói khát, giới trẻ thất vọng
- 15 tổ chức Công giáo phản đối dùng vũ lực ngăn dòng người Honduras di cư
- ĐTC khuyến khích hàng giáo sĩ Venezuela yêu thương và phục vụ
- Cộng đoàn nữ tu đại kết Grandchamp và Tuần Cầu nguyện cho sự Hiệp nhất Kitô hữu
- Một linh mục Nigeria bị bắt cóc và bị sát hại dã man
- ĐTC Phanxicô đề cao di sản bất bạo động của Martin Luther King
- ĐTC Phanxicô: Lời nói có thể là nụ hôn nhưng cũng có thể là lưỡi dao
- ĐHY Pell hoan nghênh việc đưa phụ nữ vào hội đồng kinh tế của Vatican
- Kitô hữu được mời gọi cầu nguyện trong Tuần Cầu nguyện cho sự Hiêp nhất Ki-tô hữu
- Thánh lễ cầu nguyện cho các gia đình được cử hành ở Cana
- Các tín hữu Philippines cử hành lễ Santo Niño, Chúa Giêsu Hài Đồng
- Giáo hội Anh và xứ Wales cử hành Chúa nhật Hòa bình
- Tổng thống Đài Loan ca ngợi lập trường của ĐTC Phanxicô về nhân quyền