Báo cáo về tự do tôn giáo nhấn mạnh cuộc đàn áp của Trung Quốc đối với các tín đồ Hồi giáo và Kitô giáo
Thứ Ba, 30-04-2019 | 22:39:47
Theo báo cáo của Ủy ban về Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) được công bố hôm thứ Hai, phần lớn các quốc gia vi phạm tự do tôn giáo tồi tệ nhất thế giới, đều nằm ở Trung Đông, Châu Á và Châu Phi. Phần giới thiệu của báo cáo tập trung vào các vụ đàn áp những người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ (Uyghur) của Trung Quốc.
Hôm 29 tháng 4, USCIRF đã công bố báo cáo thường niên lần thứ 20 ghi nhận các quốc gia vi phạm tự do tôn giáo tồi tệ nhất thế giới. Ngoại trừ Cuba – quốc gia Kitô giáo chiếm đa số duy nhất được liệt kê, ngoài Nga – tất cả các quốc gia bị xác định là những kẻ vi phạm tự do tôn giáo tồi tệ nhất đều nằm ở bán cầu đông.
“Mục tiêu của chúng ta không chỉ là kêu gọi những quốc gia vi phạm mà còn cung cấp các hành động cụ thể để chính phủ Hoa Kỳ giúp các quốc gia này thoát khỏi danh sách của chúng ta”, Chủ tịch USCIRF, ông Tenzin Dorjee, cho biết trong một bản phát hành kèm theo báo cáo.
Mỗi năm, nhóm này xác định “các quốc gia cần được quan tâm đặc biệt”, sử dụng các tiêu chí về “các hành vi vi phạm nghiêm trọng, liên tục, và có hệ thống” đối với vấn đề tự do tôn giáo.
Các tác nhân phi nhà nước được chỉ định là “các thực thể cần được quan tâm đặc biệt” cũng sử dụng tiêu chí tương tự.
Một số trong những vi phạm này bao gồm việc tra tấn hoặc đối xử hoặc trừng phạt tàn nhẫn, vô nhân đạo hoặc hạ thấp phẩm giá; việc giam giữ kéo dài nhưng không có cáo buộc; việc gây ra sự mất tích của một số người bằng việc bắt cóc hoặc giam giữ bất hợp pháp đối với những người đó; hoặc từ chối trắng trợn quyền sống, quyền tự do hoặc vấn đề an ninh của con người, báo cáo cho biết.
Trong số 16 quốc gia được chỉ định là “những quốc gia cần được quan tâm đặc biệt” cho năm 2019 là mười quốc gia được Bộ Ngoại giao gắn cờ vào tháng 11 năm 2018: Myanmar, Trung Quốc, Eritrea, Iran, Bắc Triều Tiên, Pakistan, Ả Rập Saudi, Sudan, Tajikistan và Turkmenistan. Danh sách này cũng bao gồm sáu quốc gia khác: Cộng hòa Trung Phi, Nigeria, Nga, Syria, Uzbekistan và Việt Nam.
Ngoài ra, nhóm đã xác định 12 quốc gia vi phạm một hoặc hai trong số ba tiêu chí đối với một “quốc gia cần được quan tâm đặc biệt”, đặt các quốc gia này vào danh sách “Cấp độ 2”. Các quốc gia này bao gồm Afghanistan, Azerbaijan, Bahrain, Cuba, Ai Cập, Ấn Độ, Indonesia, Iraq, Kazakhstan, Lào, Malaysia và Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong số các thực thể phi nhà nhà nước cần được quan tâm năm nay, USCIRF đã xác định tổ chức Nhà nước Hồi giáo, Taliban ở Afghanistan, al-Shabaab ở Somalia và xuất hiện lần đầu tiên trong danh sách năm nay, Houthis ở Yemen và Hayat Tahrir al-Sham, một nhóm phiến quân Hồi giáo ở Syria.
Người Houthis là một bộ lạc Hồi giáo Shiite nắm quyền kiểm soát một lãnh thổ quan trọng và đã đánh đuổi tổng thống khỏi thành phố thủ đô vào năm 2015, và Ả Rập Saudi và một số đồng minh Ả Rập đã can thiệp thay mặt phe phái đối lập. Iran tiếp tục ủng hộ người Houthis, người đang chiến đấu với liên minh do Saudi dẫn đầu để kiểm soát đất nước, đặc biệt là thành phố cảng quan trọng có tính chiến lược Hodeidah.
Cuộc nội chiến ở Yemen kéo dài ba năm đã khiến khoảng 13.500 đến 80.000 người thiệt mạng và hàng triệu người bị buộc phải di tản, với ước tính khoảng 14 triệu người phải đối mặt với tình trạng tiền đói kém.
Báo cáo đặc biệt nhấn mạnh hoàn cảnh của những người thiểu số Hồi giáo Uyghur ở Trung Quốc. Đến nay, khoảng 800.000 đến 2 triệu người Duy Ngô Nhĩ – hoặc khoảng 10% dân số của họ – đã bị giam giữ và bị đưa vào “các trại cải tạo” để bị ngược đãi và nhồi sọ tư tưởng chính trị.
Báo cáo kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ xử phạt những người trong chính phủ Trung Quốc chịu trách nhiệm đối với việc giam những giữ người Uyghur. Báo cáo cũng đề nghị bổ nhiệm một cố vấn đặc biệt cho tổng thống về tự do tôn giáo quốc tế.
Ủy ban lưu ý rằng mặc dù Vatican đã đạt được thỏa thuận tạm thời với Trung Quốc về việc bổ nhiệm giám mục vào tháng 9, “tuy nhiên, việc đàn áp đối với Giáo hội Công giáo hầm trú đã gia tăng trong nửa cuối năm”.
Trong số các báo cáo bao gồm các “quan điểm cá nhân” của các ủy viên là những quan điểm của Johnnie Moore, người đã gọi thỏa thuận Vatican-Trung Quốc là “một trong những sự cố đáng báo động nhất liên quan đến tự do tôn giáo trong cả năm”.
“Trong vòng vài ngày kể từ khi Vatican đàm phán thỏa thuận, người Trung Quốc đã sử dụng nó như một vỏ bọc để bắt tay vào việc đóng cửa một số cộng đồng Giáo hội chưa được đăng ký lớn nhất và nổi tiếng nhất của nước này”, ông Moore viết.
Ông tin rằng Vatican “hiện chịu trách nhiệm luân lý và pháp lý đáng kể trong việc giúp giải quyết vấn đề mà nó đã tạo ra, mặc dù vô tình – bằng việc cho phép Trung Quốc đàn áp nặng nề các cộng đồng Kitô giáo (như được trích dẫn trong báo cáo này) và bằng cách cung cấp cho Chính phủ Trung Quốc sự bảo đảm để tiếp tục những hành vi ngược đãi không thể hiểu được, không thể bào chữa và vô nhân đạo đối với các công dân Hồi giáo ở phía tây của đất nước”.
“Nếu tôi hoàn toàn tham gia trực tiếp vào các vấn đề này, kể cả với những quốc gia vi phạm nghiêm trọng nhất trên thế giới, thì sự tham gia đó không được dẫn đến những hậu quả không lường trước được, như trường hợp ở Trung Quốc. Vatican đã phạm phải một sai lầm khủng khiếp, cần phải được quan tâm một cách nghiêm túc. Sự thất bại này cần phải được xử lý một cách cấp bách và nghiêm túc”.
USCIRF là một ủy ban lưỡng đảng của Hoa Kỳ tư vấn cho Tổng thống, Quốc hội và Bộ trưởng Ngoại giao của nước này về các vấn đề tự do tôn giáo quốc tế.
Minh Tuệ (theo CNA)
Thông tin
Chia sẻ Lời Chúa
Tìm kiếm
Bài giảng- Thánh Lễ
Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
Tin mới
- ĐTC Phanxicô gửi thông điệp cho Tổng thống Biden nhân dịp ông nhậm chức
- ĐTC Phanxicô: Chỉ đối thoại không đủ giúp các Kitô hữu hiệp nhất - cần cầu nguyện
- Giám mục Hoa Kỳ mời gọi tín hữu tham gia tuần 9 ngày cầu nguyện cho sự sống
- ĐTC Phanxicô kêu gọi các nước loại bỏ vũ khí hạt nhân
- Các tín hữu Úc được mời gọi hỗ trợ các linh mục trong các khu vực xung đột
- Các giám mục ở Manila muốn ưu tiên vắc-xin cho người nghèo trước các giáo sĩ
- Các Hồng y Ấn Độ thúc giục Thủ tướng mời ĐTC Phanxicô thăm nước này
- Đức cha Antoniazzi: người dân Tunisia đói khát, giới trẻ thất vọng
- 15 tổ chức Công giáo phản đối dùng vũ lực ngăn dòng người Honduras di cư
- ĐTC khuyến khích hàng giáo sĩ Venezuela yêu thương và phục vụ
- Cộng đoàn nữ tu đại kết Grandchamp và Tuần Cầu nguyện cho sự Hiệp nhất Kitô hữu
- Một linh mục Nigeria bị bắt cóc và bị sát hại dã man
- ĐTC Phanxicô đề cao di sản bất bạo động của Martin Luther King
- ĐTC Phanxicô: Lời nói có thể là nụ hôn nhưng cũng có thể là lưỡi dao
- ĐHY Pell hoan nghênh việc đưa phụ nữ vào hội đồng kinh tế của Vatican
- Kitô hữu được mời gọi cầu nguyện trong Tuần Cầu nguyện cho sự Hiêp nhất Ki-tô hữu
- Thánh lễ cầu nguyện cho các gia đình được cử hành ở Cana
- Các tín hữu Philippines cử hành lễ Santo Niño, Chúa Giêsu Hài Đồng
- Giáo hội Anh và xứ Wales cử hành Chúa nhật Hòa bình
- Tổng thống Đài Loan ca ngợi lập trường của ĐTC Phanxicô về nhân quyền