300 triệu Kitô hữu bị bách hại
Thứ Bảy, 26-10-2019 | 08:46:17
“Bị bách hại hơn bao giờ hết. Tập trung vào cuộc đàn áp chống Kitô giáo giữa các năm 2017 và 2019”, là tên tài liệu nghiên cứu của tổ chức “Trợ giúp các Giáo hội đau khổ”, được trình bày hôm 24/10, tại nhà thờ thánh Bartolomeo ở Roma, là nơi mà thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II muốn là nơi tưởng niệm các vị tử đạo mới của thế kỷ XX và XXI.

Các quốc gia bách hại Kitô hữu mạnh mẽ
Cứ 7 Kitô hữu thì có một người bị bách hại vì đức tin
Theo tài liệu nghiên cứu, cứ 7 Kitô hữu thì có một người bị bách hại vì đức tin của mình; gần 300 triệu Kitô hữu sống tại các miền đất bị bách hại. Ngày nay, các Kitô hữu là nhóm tôn giáo bị ảnh hưởng nhiều nhất và là trung tâm của chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo, đang chuyển từ Trung Đông sang châu Phi, Nam Á và Đông Á.
20 quốc gia bách hại Kitô hữu khốc liệt
Tài liệu trình bày sự gia tăng bách hại mạnh mẽ tại 20 quốc gia: Arập Sauđi, Burkina Faso, Camerun, Trung Quốc, Bắc Hàn, Ai Cập, Eritrea, Philippines, Ấn Độ, Indonesia, Iran, Iraq, Myanmar, Niger, Nigeria, Pakistan, Cộng hòa Trung Phi, Siria, Sri Lanka và Sudan, những quốc gia đáng lo ngại do sự vi phạm nhân quyền mà các Kitô hữu phải chịu.
Châu Phi là mặt trận mới của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan
Tài liệu cho thấy châu Phi là mặt trận mới của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan: trong số 18 linh mục và một nữ tu bị giết trong năm 2019 thì có 15 vị bị giết tại châu lục này. Các nhóm Hồi giáo như Boko Haram, sắc tộc Fulani, Al-Quaeda, Isis, đã gây ra bạo lực. Tại Sudan và Eritrea, các Kitô hữu bị Nhà Nước đe dọa và chiếm hữu và đóng cửa các trường học và bệnh viện.
Nam Á và Đông Á đang trở thành chiến trường mới của hoạt động thánh chiến
Miền Nam và Đông Á đang trở thành chiến trường mới của hoạt động thánh chiến. Bắc Hàn là nơi nguy hiểm nhất trên thế giới đối với Kitô hữu. Cuộc sống Kitô hữu Trung Quốc thêm khó khăn sau khi Quy luật mới về hoạt động tôn giáo có hiệu lực hồi tháng 02/2018. Nhà nước Hồi giáo tấn công Sri Lanka vào Chúa Nhật Phục sinh khiến 258 người thiệt mạng.
Tình hình Kitô hữu Trung Đông là đáng lo ngại nhất. Trước năm 2003, Kitô hữu Iraq là 1,5 triệu, nhưng vào hè năm nay còn không đến 150 ngàn, giảm 90%. Tại Siria, giữa năm 2017 chỉ còn gần 500 ngàn Kitô hữu, so với 1,5 triệu vào năm 2011. (REI 24/10/2019)
Hồng Thủy – Vatican
Thông tin
Chia sẻ Lời Chúa
Tìm kiếm
Bài giảng- Thánh Lễ
Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
Tin mới
- Giáo hội Hoa Kỳ tổ chức lạc quyên trợ giúp Giáo hội châu Mỹ Latinh
- Giáo dân ngày càng dấn thân hơn trong Giáo hội Áo
- Cộng Đoàn Dòng Chúa Cứu Thế Mang Yang Mừng lễ Chân Phúc Phêrô Donders Bổn mạng
- Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam xin thông báo:
- ĐTC Phanxicô và Đức Biển Đức XVI đã chích ngừa Covid-19
- Sai lệch khổng lồ giữa số tiền được cho là chuyển từ Vatican sang Úc và con số thực tế
- Liên hiệp nữ Bề trên Tổng quyền ủng hộ ĐTC cho phép phụ nữ lãnh thừa tác vụ đọc sách và giúp lễ
- Các tín hữu Pháp được mời gọi ăn chay cầu nguyện về dự luật đạo đức sinh học
- Giáo hội Ailen xin lỗi về các vụ bê bối xảy ra trong các cơ sở đón tiếp các bà mẹ đơn thân
- Mỗi ngày có 13 Ki-tô hữu trên thế giới bị sát hại vì đức tin
- 85 năm Học viện thánh Anphongsô - Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam (1935-2020)
- ĐTC Phanxicô: Hãy ngợi khen Chúa cả khi gặp khó khăn vì Chúa luôn trung thành và yêu thương chúng ta
- Do đại dịch, Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích sửa đổi cách thức Xức tro
- Các cử hành phụng vụ của ĐTC trong những tuần tiếp theo
- Vatican bắt đầu chiến dịch chích ngừa virus corona
- Tại Iraq, ĐTC Phanxicô sẽ thăm viếng nơi 48 Ki-tô hữu bị khủng bố sát hại
- Giáo hội Venezuella kêu gọi chính phủ thay đổi cách điều hành đất nước
- Các giám mục Hoa Kỳ kêu gọi Quốc hội hủy bãi bỏ án tử hình liên bang
- Hai phụ nữ Kitô giáo người Pakistan bị giết vì không chịu theo Hồi giáo
- Các Giám mục Ấn Độ chào mừng lệnh đình chỉ luật nông trại